Trong bối cảnh ảnh hưởng của Trung Quốc ngày càng gia tăng ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, Mỹ, Anh và Australia hôm 15/9 tuyên bố thiết lập quan hệ đối tác an ninh tại khu vực và công bố thỏa thuận giúp Canberra đóng tàu ngầm hạt nhân mới, gạt "đồng minh truyền thống" P𝐆háp sang một bên.
Theo thỏa thuận này, Australia sẽ được Anh và Mỹ cung cấp công nghệ cũng như kỹ thuật chế tạo, vận hành tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân. Tuy nhiên, điều này đồng nghĩa hợp đồng mua 12 tàu ngầm hạt nhân tấn công lớp Barracuda trị giá gần 40 tỷ USD mà Australia ký với tập đoàn Naval Group của Pháp sẽ bị 🌜hủy ngang.
Pháp giận dữ tuyên bố đây là hành động "phản bội" đồng minh, cho biết họ chỉ nhận được thông🌸 báo vào phút chót rằng Australia sẽ hợp tác với Mỹ để phát tri🍌ển tàu ngầm hạt nhân.
Nhà Trắng trong khi đó cho biết các quan chức Mỹ đã tổ chꦦức một số cuộc thảo luận cấp cao với Pháp trước khi thông báo về thỏa thuận trên.
Đây mới chỉ là lần thứ hai Mỹ chia sẻ công nghệ lò phản ứng hạt nhân có ý nghĩa "thay đổi cuộc chơi" với một quốc gia đồng minh,♊ sau Anh. Công nghệ này được coi là "tuyệt mật", giúp Mỹ duy trì ưu thế của hạm đội tàu ngầm hạt nhân trước các đối thủ cạnh tranh.
Tuy nhiên, với Pháp, đây lại là thất bại thứ hai về xuất khẩu quốc phòng trong vòng ba tháng, sau khi Thụy Sĩ từ chối m🙈ua máy bay chiến đấu đa nhiệm Dassault Rafale của nước này để chuyển sang mua tiêm kích F-35 từ hãng Lockheed Martin, Mỹ.
Ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian trong cuộc phỏng vấn với đài phát thanh Franceinfo gọi hành động của chính q🧸uyền Biden không khác gì một "cú đâm sau l൲ưng".
"Tôi cảm thấy giận dữ và cay đắng", 𓆉ông nói. "Đây không phải những gì đồng minh ﷽làm với nhau".
Mối quan hệ giữa Paris và Washington đã xấu đi đáng kể dưới thời cựu tổng thống Mỹ Donald Trump khi ông thường xuyên yêu cầu các đồng minh châu Âu phải gia tăng đóng góp chi tiêu quốc phòng cho NATO và phá bỏ các thỏ💫a thuận đa phương𒐪.
Dù vậy, Ngoại trưởng Mỹ Antony⛄ Blinken hôm 16/9 vẫn gọi Pháp là một "đối tác quan trọng" trong chiến lược của Washington ở châu Á. "Tôi muốn nhấn mạnh rằng không 🧸có bất kỳ mối chia rẽ nào ngăn cách lợi ích của các đối tác với Mỹ ở Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương", ông nói. "Đặc biệt, Pháp là một đối tác quan trọng".
Năm 2016, Australia chọn tập đoàn Naval Group để đóng hạm đội mới gồm 12 tàu ngầm hạt nhân tấn công lớp Barracuda để thay thế cho các tàu ngầm lớp Collins đã có tuổi đời tr🌼ên hai thập kỷ trong biên chế hải quân Australia.
Chỉ hai tuần trước, Bộ Quốc phòng và Bộ Ngoại giao Australia vẫn xác nhận thỏa thuận với Pháp. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron hồi tháng 6 còn b💖ày tỏ lạc quan về quan hệ hợp tác lâu dài giữa hai nước khi đón tiếp Thủ tướng Australia Scott Morrison.
Mọi thứ đổ vỡ khi thỏa thuận ba bên Mỹ - Anh - Australia được công bố. "Chúng tôi xây dựng một mối quan hệ dựa trên niềm tin với Australia, nhưng nó đã bị phá vỡ", ꦅNgoại trưởng Pháp Le Drian nói.
Tuy nhiên, Thủ tướng Morrison cho hay Ca🦋nberra vẫn mong muốn tiếp tục "hợp tác chặt chẽ và tích cực" với Paris, thêm rằng Pháp là "một người bạn, một đối🐲 tác quan trọng".
Nhưng mặt khác, Bộ trưởng Quốc phòng Australia Peter Dutཧton lại nói rằng việc tự đóng tàu ng♏ầm hạt nhân với sự hỗ trợ của Mỹ là phương án tốt hơn mua sắm tàu lớp Barracuda của Pháp.
"Cuối cùng, chúng tôi đưa ra 💮quyết định dựa trên những gì có lợi nhất cho an ninh qu🍷ốc gia", Bộ trưởng Dutton nói trong một cuộc họp báo chung ở Washington.
Giờ đây, Pháp phải đối mặt với những câu hỏi hóc búܫa về việc làm thế nào để thúc đẩy các ưu tiên chiến lược của mình ở châu Âu và Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.
Quyết định của Canb🌳erra "có thể khiến Paris suy nghĩ lại về các mối quan hệ đối tác chiến lược", Herve Lemahieu, giám đốc nghiên cứu tại Viện Lowy, Australia, nhận xét.
Từ năm 2018, Tổng thống Pháp Macron đã nỗ lực thúc đẩy các mối quan hệ ngoại giao, quân s✅ự và thương mại trên khắ💮p Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương với sự giúp đỡ từ các vùng lãnh thổ New Caledonia và Polynesia thuộc Pháp.
Một số nhà phân tích cho rằng phản ứng giận dữ củ𓆉a Pháp có thể phản tác dụng. "Phản bội là một từ sai lầm có thể làm tổn hại vị thế của Pháp ở Australia. Cách nói như vậy có thể hủy hoại quan hệ song phương", Francis Tusa, nhà phân 𝓀tích quốc phòng tại Anh, đánh giá, thêm rằng Pháp giờ đây sẽ phải phụ thuộc nhiều hơn vào việc bán tiêm kích Rafale để đảm bảo vị thế của mình trên thị trường vũ khí toàn cầu.
Anne Cizel, chuyên gia về chính sách đối ngoại Mỹ tại Đại học Sorbonne ở Paris, cho rằng tranh cãi giữa các đồng minh về thỏa thuận tàu ngầm này chỉ là "một sự cố ngoại giao nhỏ". Tuy nhiên, bà nhận định Mỹ đang phát đi một thông điệp khó hiểu,𒉰 khi vừa muốn các đồng minh châu Âu hiện diện nhiều hơn ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, nhưng cùng lúc lại trở thành đối thủ cạnh tranh chính của Pháp về bán tàu ngầm.
Theo Thomas Gomart, giám đốc Viện Quan hệ Quốc tế Pháp, hành động của Mỹ xá✨c nhận rằng Washington giờ đây không còn quan tâm đến việc tha⛄m vấn với các đồng minh.
"Thỏa thuận tàu ngầm của Australia với Mỹ và Anh là một đòn giáng mạnh với Pháp", Antoine Bondaz, chuyên gia tại Quỹ Nghiên cứu Chiến lược Pháp, cho biết. "Tuy nhiên, Tổng thống Macron không nên vì thế mà ngừng nỗ lực thuyết phục các đồng minh thuộc Liên minh châu Âu (EU) công nhận tầm quan trọng của việc đảm bảo tiếp cận tự do hàng hải ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương cũng như các tu💞yến vận tải quốc tế quan trọng kh✃ác".
Tổng thống Macron nhiều lần tuyên bố rằng châu Âu cần phát triển năng lực quốc phòng độc lập để giảm phụ thuộc vào M🀅ỹ. Nhưng tầm nhìn này sẽ cần sự ủng hộ từ Đức, quốc gia mà chính trường đang bất ổn khi Thủ tướng Angela Merkel sẽ mãn nhiệm sau cuộc b🎐ầu cử vào tháng này.
"Paris nên tìm kiếm các đối tác khác, như với Indonesia hay Hàn Quốc", Bondaz cho h💛ay. "Tuy nhiên, Australia vẫn là một đối tác chủ chốt ở Na༺m Thái Bình Dương và bạn không thể thay đổi địa lý".
Vũ Hoàng (Theo Times of India)