Nằm cách bờ biển Hampshire từ 3 đến ꦑ7 km, đảo Wight là một thắng cảnh thu hút khách du lịch, nhưng trong quá khứ, nó từng là "hòn đảo khủng long" với số lượng lớn hóa thạch còn được lưu giữ cho tới ngày ngày.
Trong một nghiên cứu xuất bản hôm 29/9 trên tạp chí Scientific Reports, các nhà cổ sinh vật học từ Đại học Southampton báo cáo tiếp tục phát hiện thêm c💛ác bộ xương có niên đại cách đây khoảng 125 triệu năm, thuộc hai loài khủng long ăn thịt chưa từng được mô tả trước 😼đây.
Một loài được đặt tên là Ceratosuchops inferodios có nghĩa là "diệc địa ngục mặt cá sấu có sừng". Nó có phong cách săn mồi tương tự loài diệc ngày nay và đặc trưng bởi khuôn mặt giống như cá ✃sấu, cùng một chiếc sừng ngắn trên đầu.
Diệc chủ yếu sử dụng chiếc mỏ dài của chúng để bắt sinh꧋ vật thủy sinh xung quanh rìa của các dòng nước. "Diệc địa ngục" cũng vậy nhưng có chế độ ăn linh hoạt hơn. Chiếc miệng k𝐆hổng lồ và bộ hàm mạnh mẽ cho phép chúng săn cả động vật lớn trên cạn.
"Ceratosuchops inferodios thường lội xuống các vùng nước nông để bắt cá, rùa và cá sấu non, đồng thời có thể săn động vật có vú và các loài k♏hủng lonꦍg khác trên cạn. Giống như diệc, chúng nhanh nhẹn và có thể dễ dàng hạ gục con mồi", đồng tác giả nghiên cứu David Hone, Giảng viên tại Đại học Queen Mary của Anh, cho biết.
Loài khủng long còn lại được gọi là Riparovenator milnerae, có nghĩa "thợ săn bờ sông Milner". Milner ở đây không phải tên của một cಌon sông mà để tưởng nhớ nhà cổ sinh vật học người Anh mới qua đời Angela Milner.
Cả hai kẻ săn mồi này đều dài gần 9 m và có hộp sọ dài 1 m. Chúng được xếp vào họ Đại long xương gai (Spinosauridae) trong lớp Khủng long chân thú (Theropoda). Hóa thạch Spinosauridae ngày nay được phát hiện trên khắp thế giới nhưng chúng có thể đã tiến hóa ở châu Âu trước khi di cư﷽ đến những khu vực khác.
Hóa thạch của hai kẻ săn mồi này s🌊ẽ sớm được trưng bày tại Bảo tàng Đảo Khủng long ở Sandown, Wight.
Đoàn Dương (Theo SciTech Daily)