Ngày 13/5, ThS.BS Dương🐭 Quang Huy, Trưởng Đơn vị Nam học Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM (IVF Tâm Anh TP HCM), cho biết anh Khải không có tinh trùng trong tinh dịch; tinh hoàn teo nhỏ, kích thước 3 ml tương đương một đốt ngón tay út (kích thước trung bình của nam giới châu Á là 12-15 ml). Chỉ số nội tiết FSH, LH tăng cao trong khi testosterone thấp, cho thấy chức năng của tinh hoàn ngừng hoạt động. Bệnh nhân cho biết từng mắc quai bị năm 2018, sau đó đôi khi đau vùng kín, sờ có khối sưng nhưng ngại đi khám.
Anh Khải còn bị giã꧅📖n tĩnh mạch thừng tinh giai đoạn nặng (độ 3) và thoát vị bẹn bên phải chèn ép lên mạch máu nuôi tinh hoàn.
Giãn tĩnh mạch thừng tinh (GTMTT) là nguyên nhân gần 1/3 các ca vô sinh nam tại . Đây là tình trạng tĩn🍬h mạch tinh hoàn trong bó thừng tinh bị giãn, xoắn bất thường, ảnh hưởng đến chức năng sinh tinh của tinh ♉hoàn và chất lượng tinh trùng, gây vô sinh.
Còn thoát vị bẹn là ಞtình trạng mà các tạng thay vì nằm trong ổ bụng lại di chuyển và sa xuống vùng bẹn hay bìu, thông qua một điểm yếu ở thành bụng hay do khiếm khuyết giải phẫu của cơ thể. Khối thoát vị này có thể gây ra tình trạng chèn ép cuống mạch máu, dẫn đến thiếu máu nuôi tinh hoàn. Ngoài ra, các tạng có thể bị kẹt lại và hoại tử bên trong khối thoát vị và gây ra tình trạng cấp cứu cho người bệnh.
"Đây là trường hợp đầu tiên mắc cùng lúc 3 bệnh lý n💯ên nặng và khó can thiệp hơn", bác sĩ Huy nói.
Thông thường, bệnh nhân cần trải qua 3 cuộc phẫu thuật riêng lẻ mới có thể điều trị toàn diện, nhưng thời gian điều trị và phục hồi kéo dài, đau đớn và nguy cơ nhiều biến chứng. Bác sĩ Huy cùng ê kíp xây dựng phác đồ phẫu thuật "3 trong 1", tối ưu hóa số lượng cuộc mổ, rút ngắn thời gian điều trị, tăng hiệu quả, giúp bệ♚nh nhân sớm có con và phục hồi toàn diện các ཧtổn thương ở hệ thống sinh sản.
Vị trí thoát vị bẹn liên quan đến ổ bụng, cần đảm bảo sạch và an toàn, nên được can thiệp đầu tiên. Bác sĩ Huy cùng ê kíp rạch da, đẩy khối mạc nối (bờm mỡ) vào trong. Các bác sĩ áp dụng phương pháp Bassini dùng cơ tự thân để đóng chặt sàn bẹn, đảm bảo khối🐟 mỡ và tạng ruột không đi xuống, đồng thời bảo tồn tốt ống dẫn tinh và hệ thống mạch máu nuôi, đảm bảo phục hồi các chức năng của tinh hoàn.
Ngay sau đó, ê kíp mổ tĩnh mạch thừng tinh để cải thiện khả năng tưới máu nuôi tinh hoàn. Cuối cùng, bác sĩ mở tinh hoàn, thực hiện kỹ thuật vi phẫu tích mô tinh hoàn tìm tinh trùng micro-TESE với sự hỗ trợ của hệ thống kính vi phẫu phóng đại ♓gấp 30 lần.
Ở tinh hoàn trái, toàn bộ ống sinh tinh đã thoái hóa, không có tinh binh. Cuố𝄹i cùng, bác sĩ Huy phát hiện một ống sinh tinh tiềm năng ở tinh hoàn phải. Chuyên viên phôi học xé mô tìm 🗹thấy 15 tinh binh đủ điều kiện. Cuộc phẫu thuật "3 trong 1" khép lại sau gần 3 tiếng.
Cùng lúc đó, ở phòng mổ bên cạnh, BS.CKII Vũ Nhật Khang chọc hút trứng cho người vợ 26 tuổi, thu được 16 trứng trưởng thành. Chuyên viên phôi học lọc rửa trứng và tinh trùng, chọn từng tinh binh khỏe mạnh tiêm vào bào tương trứng, nuôi cấy được 5 phôi chất lượng tốt. Người vợ đang được chuẩn bị nội mạc tử cung đủ điều kiệ𒁏n, dự kiến ꧑chuyển phôi vào cuối tháng này.
"Tôi đã chủ quan, không điều trị bệnh sớm, may mắn vẫn có con𝕴 của chính mìꦅnh", anh Khải nói.
Bác sĩ Huy cho biết nam giới vô sinh có thể do nhiều nguyên nhân như biến chứng teo tinh hoàn sau mắc quai bị, bệnh lý giãn tĩnh mạch thừng tinh, di truyền, đột biến gene, tắc nghẽn ống dẫn tinh sau chấn thương hoặc bệnh lý, thoát vị bẹn chèn ép hệ thống mạch máu nuôi tinh hoàn, ảnh hưởng từ môi trường sống như tiếp xúc hóa chất, tia xạ... Nguyên n🦂hân có thể đơn lẻ hoặc nhiều yếu tố chồng chéo.
Nam giới nên chủ động đi khám nếu đang mong muốn có con để đánh giá khả năng sinh sản, mức độ tổn thương của tinh hoàn, trữ tinh trùng bảo tồn khả năng sinh sản khi cần thiết. Nam giới khi có𒁏 biểu hiện đau tức, khó chịu vùng sinh dục, có khối phồng ở bẹn... nên đến bệnh viện để khám và điều trị kịp thời.
Hoài Thương
*Tên bệnh nhân đã được thay đổi
Độc giả gửi câu hỏi về vô sinh hiếm muộn tại đây để bác sĩ giải đáp |