Bộ✃ Quốc phòng Nga ngày 20/4 thông báo phóng thành công hệ thống RS-28 Sarmat, tên lửa đạn đạo xuyên lục địa mà nước này tuyên bố có thể tấn công mục tiêu ở bất kỳ đâu trên thế giới và xuyên thủng được tất cả hệ thống phòng thủ tên lửa hiện tại và♒ tương lai.
Tổng thống Vladimir Putin đã giám sát vụ thử tên lửa mới và ch𝕴úc mừng thành công của quân đội Nga, khẳng định tên lửa Sarmat sẽ "khiến những kẻ đe dọa đất nước chúng ta phải nghĩ lại🀅".
Douglas Barrie, thành viên cấp cao về hàng không vũ trụ quân sự tại Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế, cho rằng vụ phóng tên lửa Sarmat là một cột mốc quan trọng trong chương trình phꦬát triển loại vũ khí chiến lược này của Nga, sau nhiều năm trì hoãn do các vấn đề về ngân sách và thiết kế.
Sarmat là một trong những "siêu tên lửa" được ông Putin công bố hồi năm 2018. Vụ phóng thử được coi là màn phô diễn của Nga về thành tựu của chương trình Sarmat, sau nhiều lần trì hoãn thử nghiệm trong 4 🔜năm qua.
Chuyên gia Barrie nhấn mạnh khả năng mang ít nhất 10 đầu đạn hạt nhân và mồi bẫy của 🦩🀅Sarmat, cũng như khả năng tấn công bất cứ mục tiêu nào trên Trái Đất, đặt ra thách thức đối với bất cứ hệ thống radar giám sát và vệ tinh nào của phương Tây.
Jack Watling, thành viên viện nghiên cứu RUSI ở London, cho biết vụ thử tên lửa Sarmꦫat mang ý nghĩa biểu tượng về thời điểm, khi chưa đầy ba tuần ♈nữa Nga sẽ tổ chức duyệt binh kỷ niệm Ngày chiến thắng 9/5 trên Quảng trường Đỏ.
"Thời điểm tiếnꦡ hành vụ thử cho thấy Nga muốn đạt được điều gì đó quan trọng để phô diễn tඣhành tựu công nghệ trước Ngày chiến thắng", Watling nói.
Sarmat là một trong những tên lửa chiến lược thế hệ tiếp theo của Nga mà ông Putin gọi là "bất khả chiến bại", trong đó có cả tên lửa si🦂êu vượt âm Kinzhal và phương tiện lướt Avangard.
Mẫu tên lửa xuyên l🌳ục địa này có chiều dài 35,5 m, đường kính 3 m, mang lượng nhiên liệu nặng 178 tấn và đạt tầm bắn trên 18.000 km. Quan chức Nga giấu tên cho biết đầu đạn cơ bản của Sarmat mạꦰnh tương đương 50 triệu tấn thuốc nổ TNT, được trang bị nhiều loại mồi bẫy để đánh lừa hệ thống phòng thủ đối phương.
Các đầu đạn khi hồi quyển có tốc độ tối đa 24.900 km/h, sử dụng hệ thống dẫn đường độc lập đ🍎ể tấn công nhiều mục tiêu khác nhau, cũng như có thể tự chuyển hướng trong giai đoạn hồi quyển để tránh bị đánh chặn.
Giới quan sát thêm rằng bên cạnh phô diễn thành tựu công nghệ quốc phòng, Nga còn muốn gửi thông điệp răn đe phương Tây về sứ🐎c mạnh hạt nhân của nước này thông qua vụ thử t🥂ên lửa Sarmat.
Khi phát động chiến dịch quân sự ở Ukraine hôm 24/2, ông Putin đã đề cập tới các lực lượng hạt nhân của Nga và cảnh báo phương Tây rằng bất kỳ nỗ lực cản ෴trở nào sẽ dẫn đến những hậu quả "chưa từng thấy".
Vài ngày sau, ông ra lệnh đặt lực lượng hạt nhân Nga vào trạng thái báo động ca𒁃o. "Viễn cảnh xung đột hạt nhân, từng là điều không thể tưởng tượng, giờ đã là một khả năng", Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres thángꦦ trước nói.
Trong cuộc phỏng vấn hôm 19/4, khi đꦰược hỏi liệu Nga có sử dụng vũ khí hạt nhân cỡ nhỏ ở Ukraine hay không, Ngoại trưởng Sergey Lavrov trả lời rằng "trong tình hình hiện nay, chỉ các loại vũ khí thông thường được sử dụng". Tuy nhiên, ông không trả lời Nga sẽ sử dụng vũ khí hạt nhân trong kịch bản nào.
Bình luận của ông được đưa ra sau khi Phó chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev đe dọa triển khai tàu chiến mang vũ khí hạt nhân đến Biển Baltic nếu Phần Lan và Thụy Điển gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
"Trong trường hợp này, không thể cóꦉ chuyện phi hạt nhân hóa vùng Baltic", ông Medvedev nói tuần trước, cho rằng Nga có thể đưa tên ♈lửa Iskander, vũ khí siêu vượt âm và tàu trang bị vũ khí hạt nhân đến khu vực nếu NATO kết nạp thêm thành viên ở phía đông.
Nikolai Sokov, thành viên cấp cao của Trung tâm Giải trừ quân bị và Khôꦗng phổ biến vũ khí hạt nhân Vienna, cho rằng tro🌜ng tình hình căng thẳng hiện nay, Nga hoàn toàn có thể hoãn thử tên lửa Sarmat để tránh leo thang căng thẳng, tương tự cách Mỹ hoãn vụ phóng tên lửa Minuteman III tháng trước.
Nhưng thay vào đó, Nga đã sử dụng vụ thử "như một lời nhắc nhở tới phương Tây rằng 'chúng tôi có vũ khí hạt nhân, nên các ông đừng manh động'", theo Sokov. "Tên lửಞa Sarmat đã sẵn sà🐻ng để thử nghiệm và họ đã tận dụng cơ hội đó", ông nói.
Igor Korotchenko, tổng biên tập tạp chí Quốc phòng Nga, nói rằng vụ thử tên lửa Sarmat là một tín hiệu gửi tới phương Tây rằng Moskva "có khả🌠 năng đáp trả đủ để xóa sổ bất kỳ quốc gia nào xâm phạm an ninh của Nga và người dân nướꦐc này".
Thanh Tâm (Theo NY Times, WSJ, SBS News)