Thông tin trên được ông Phạm Tấn Công, Chủ tịch VCCI cho biết tại Đại hội đại biểu toàn quốc của cơ quan này sáng 31/12. Việc đổi tên này, theo ông, nhận được sự thống nhất cao từ các đại biểu 🌜nhi🏅ệm kỳ 2021-2026.
Theo điều lệ năm 2016 và các điều lệ trước đó từ khi thành lập, VCCI có tên tiếng Việt là "Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam". Tuy nhiên, trong tiếng Việt hiện đại, chữ "phòng" lại mang nhiều ngữ nghĩa khác nhau, trong đó có cách hiểu nhầm lẫ𒉰n rằng đây là một bộ phận, một đơn vị thuộc hệ thống quản lý Nhà nước. Vì thế, ban lãnh đạo VCCI cho rằng, tên gọi tiếng Việt của VCCI cần thiết phải được sửa đổi cho phù hợp. Việc này cũng nhằm thực hiện ý kiến chỉ đạo của Ban bí thư về việc đổi tên của tổ chức đại diện cho doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam.
Ngoài đổi tên, điều lệ VCCI cũ🌃ng cập nhật, 𝕴sửa đổi, bổ sung chức năng, nhiệm vụ liên quan tới vai trò tổ chức đại diện người sử dụng lao động của VCCI.
Trong nhiệm kỳ mới, tổ chức này xác định tầm nhìn là doanh nghiệp vững mạnh, quốc gia thịnh vượng. Sứ mệnh được lựa chọn là liên kết, thúc đẩy phát triển doanh nghiệp, các hiệp hội doanh nghiệp🦩 bền vững, văn minh, hội nhập và ngàn tập thế giới.
Tại đại hội, Ban chấp hành khóa VII được bầu chọn gồm 93 ủy viên, đại diện cho gần 200.000 doanh nghiệ💜p, tr🥀ên 220 hiệp hội doanh nghiệp hội viên trên toàn quốc.
Các ủy viên đồng thời là các lãnh đạo doanh nghiệp hoạt động trong các ngành kinh tế quan trọng ✤của đất nước, trong đó có doanh nghiệp đầu ngành, với tổng doanh thu năm 2020 tương đương gần 100 tỷ USD, lợi nhuận ước khoảng 8 tỷ USD và lực lượng lao động trên 500.000 người.
So với꧋ cơ cấu Ban chấp hành khóa VI, tỷ lệ đại diện doanh nghiệp nhà nước giảm khoảng 2%, tăng tỷ lệ đại diện doanh nghiệp tư nhân.
VCCI được cộng đồng kinh doanh quốc tế đánh giá là một trong những Phòng Thương mại và Công nghiệp năng động nhất trong các nền kinh tế đang phát triển và là 💦một đối tác mạnh trong cộng đồng các Phòng Thương mại - Công nghiệp và các tổ chức xúc tiến thương mại, đầu tư trên thế giới.
Anh Minh