Khói bụi là một trong các tác nhân gây viêm mũi phổ biến nhất bên cạnh phấn hoa và lông động vật. Bụi trong nhà th💃ường là loại bụi mịn, chúng bám trên các đồ nội thất, vật dụng lâu ngày không đụng đến. Nếu hít phải bụi mịn, bạn có thể gặp các triệu chứng khó chịu như hắt hơi liên tục, sổ mũi, nghẹt mũi, đau đầu, rối loạn giấc ngủ. Trường hợp nghiêm trọng còn có 🥃thể gây sưng đỏ mắt hoặc khó thở ở người mắc bệnh hen suyễn.
Theo ThS.BS.CKII Trần Thị Thúy Hằng, Trưởng khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, để tránh hít phải bụi mịn gây viêm mũi dị ứng khi lau dọn nhà ngày Tết, mọi người nên đeo khẩu trang. Ở những nơi có thể làm ẩm, bạn nên xịt nước bằng bình xịt dạng phun sương. Gia đình cũng n💫ên dùng khăn ẩm lau chùi để hạn chế tình trạng bụi🐟 khuếch tán rộng trong không khí, khiến dễ hít phải.
Lưu ý, không nên xịt nước và dùng khăn ẩm để lau các thiết bị điện, thiết bị điện tử như ti vi, lò nướng, lò v꧙i sóng vì dễ chập điện nguy hiểm và gây hỏng hóc. Đối với các thiết bị này, chúng ta cần có dụng cụ vệ sinh chuyên biệt và luôn tắt nguồn điện khi vệ sinh để đảm bảo an toàn.
Nhiều người sử dụng chổi lông để phủi bụi nhưng chổi lông dễ làm khuếch tán bụi ra không gian sống. Bạn nên sử dụng máy hút bụi, sau đó dùng khăn ẩm để lau chùi các vật dụng. Tránh bật quạt trần, quạt cây khi dọn nhà vì quạt cũng làm bụi lan rộng hơn. Sau khi lau dọn, bạn nên tắm rửa sạch sẽ và dùng nước muối sinh lý xịt rửa mũi để làm sạch mũi.
Viêm mũi dị ứng là bệnh không lây, gây ra bởi phản ứng quá mẫn do tiếp xúc với chất gಞây dị ứng. Các triệu chứng phổ biến bao gồm chảy nước mũi, ngứa, hắt hơi, tăng phản ứng phế quản hoặc tắc nghẽn luồng khí. Viêm mũi dị ứng gây ảnh hưởng xấu đến thời lượng và chất lượng giấc ngủ, năng suất và chất lượng cuộc sống. Người ở các đô thị lớn có xu hướng mắc nhiều hơn do ô nhiễm 🐻không khí hơn.
Để trong dịp Tết, du xuân, mọi người nên đeo khẩu trang khi đi ra ngoài, khi lau dọn nhà cửa, vệ sinh chuồng trại; hạn chế tiếp xúc với khói nhang, khói từ bếp đun, nhất là khí than, thú nuôi. Bên cạnh đó, các thành viên trong gia đình nên giữ ấm cơ thể, ăn uống và sinh hoạt điều độ, tiêm chủng phòng ngừa bệnh cúm. Khi sức đề kháng suy giảm, cơ thể sẽ nhạy cảm hơn với các tác nhân gây dị ứng. Các loại hoa dễ gây dị ứng, nhất là loại có nhiều lông và phấn nên cũng cần lưu ý khi chưng ho꧑a Tết.
Các loại hạt ngày Tết như quả hạch (hạnh nhân, hạt óc chó...), đậu phộng, đậu nành cũng có thể gây dị ứng dẫn đến viêm mũi dị ứng. Bác sĩ Hằng khuyên, những người có cơ địa nhạy cảm, phụ nữ đang cho con bú nên chú ý ăn uống để phòng ngừa nguy 🎀cơ viêm mũi dị ứng ảnh hưởng đến trẻ.
Nguyên Phương