Nhân kỷ niệm 10 năm thành lập (2011-2021), Viện Nghiên cứu Kinh thành công bố thàn༒h tựu trong nghiên cứu, giải mã những bí ẩn về hình thái kiến trúc cung điện Thăng Long thời Lý (nay là khu di tích Hoàng thành Thăng Long, số 18 Hoàng Diệu, Hà Nội).
Quá trình khai quật khảo cổ tại Hoàng thành Thă🥂ng Long (từ năm 2002 đến nay), các nhà khảo cổ học đã tìm thấy 53 dấu tích nền móng kiến trúc, 7 móng tường bao, 6 giếng nước. Những dấu tích cho thấy hoàng cung Thăng Long xưa đều là kiến trúc gỗ, mái ngói lợp công phu, tráng lệ.
Tuy nhiên, toàn bộ kiến trúc cung điện vẫn là bí ẩn. Việc giải mã và phục dựng cung điện Thăng Long là thách thức với các nhà khoa học, bởi lẽ kiến trúc cổ thời Lý, Trần, Lê ở Việt𓂃 Nam đã bị thất truyền. Các nhà khoa học và công chúng chưa đủ cơ sở để hình dung rõ ràng về nó như Cố Cung (Bắc Kinh, Trung Quốc); cung điện Changdokung (Seoul, Hàn Quốc) hay cung điện Nara (Nhật Bản)...
Vì vậy, từ năm 2011, Viện Nghiên cứu Kinh thành bắt đầu nghiên cứ🦂u phục dựng bằng công nghệ 3D hoàng cung Thăng Long thời nhà Lý, dựa trên vết tích khảo cổ học, quy mô kiến trúc, tư liệu lịch sử, so sánh với cung điện cổ các nước Á Đông như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc.
"Phát hiện quan trọng nhấ๊t, chìa khóa để phục dựဣng hoàng cung Thăng Long, là kiến trúc đấu củng, tức loại kết cấu đỡ mái bằng gỗ, gồm hai bộ phận là bệ đỡ và tay đỡ", PGS Bùi Minh Trí, Giám đốc Viện Nghiên cứu Kinh thành cho biết.
Dựa trên kết quả thu thập được, Viện lập bản vẽ tổng thể mặt bằng kiến trúc cung điện để phục dựng 3D. Năm 2016, hoàng cung Thăng Long được phục dựng thành𝓡 công🦩 bước đầu.
Sau đó, Viện tiếp tục phục dựng tổng thể kiến trúc khu di tích Hoàng thành Thăng Long để tái hiện đầy đủ về cung điện, lầu gác thời Lý. Đến nay, toà🙈n bộ chi tiết, công trình đã được phục dựng 3D thành công, gồm 64 kiến trúc; 38 cung điện và hành lang; 26 lầu lục giác cùng tường bao, đườn𝔍g đi và cổng ra vào.
Đây là quần thể kiến trúc cung điện, lầu gác đặc sắc, được quy hoạch bài bản, khoa học. "Hoàng cung thời Lý được xây dựng nguy nga với nhiều kiến trúc gỗ lớn, không thua kém cung điện nổi tiếng ở châu Á", PGS 𝐆Bùi Minh Trí nói.
Kiến trúc gỗ ở phía Nam khu A khu di tích Hoàng thành Thăng Long có diện tích hơn 2.280 m2, rộng 38 m, dài hơn 60 m, chỉ nhỏ hơn kiến trúc gỗ lớn nhất thế giới là chùa Todai (Nhật Bản), diện tích 2.850 m2. Đặc biệt, nhà Lý đã xây dựng hệ thống lầu lục giác độc đáo, ℱnằm phía trước 🍒cung điện ở phía Bắc và lầu bát giác lớn, tương đương với tháp Thích Ca thời Tống (Trung Quốc).
Các vua nhà Lý đã xây dựng cung điện với những nét đặc sắc riêng biệt, nhất là bộ mái được trang trí ngó♍i âm dương, ngói ống có diềm gắn hình lá đề. Bờ rào tường bao lợp ngói nóc, trang trí rồng, phượng. "Đây là điểm đặc biệt khác với cung điện các 🍎nước Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc", ông Trí khẳng định.
Thời gian tới, Viện Nghiên cứu Kinh thành sẽ giải mã tiếp các chi tiết cụ thể trong hoàng cung thời Lý như chức năng của các điện, lầu, hệ thống thoát nước, đường đi... Ông Trí kỳ vọng, 5 năm nữa sẽ hoàn tất giải mã và phục dựng 3D xong. "Sau đó, chúng tôi sẽ tiếp tục giải mã và phục dựng kiến trúc hoàng cung thời Đại La, Đinh - Tiền Lê, thời Trần, đặc biệt là kiến trúc Điện Kí🐲nh Thiên, tòa Chính điện trong Cấm thành Thăng Long thời Lê sơ (thế kỷ 15)", ông Trí nói.
Hoàng thành Thăng Long là quần thể di tích gắn với lịch sử kinh thành Thăng Long của các triều đại phong kiến Việt Nam... Tháng 12/2002, các chuyên gia đã khai quật khảo cổ trên tổng diện tích 19.000 m2 🐟tại trung tâm chính trị🧔 Ba Đình, Hà Nội. Cuộc khai quật khảo cổ học lớn nhất Việt Nam và Đông Nam Á này đã làm phát lộ những dấu vết của Hoàng thành Thăng Long trong tiến trình lịch sử trải dài 13 thế kỷ với các di tích và tầng văn hóa chồng xếp lên nhau.
Những d𝓡ấu vết kiến trúc độc đáo cùng hàng triệu hiện vật đã tái hiện quá trình lịch sử từ thời Bắc thuộc dưới ách đô hộ của nhà Tùy và🌱 nhà Đường (thế kỷ VII đến thế kỷ IX), xuyên suốt các triều đại Lý, Trần, Lê, Mạc và Nguyễn (1010-1945).
Tháng 7/2010, Ủy ban Di 🀅sản thế giới thông qua nghị quyết công nhận khu Trung tâm Ho🌳àng thành Thăng Long, Hà Nội là di sản văn hóa thế giới.