Bé Tùng có tiền sử sinh non 30 tuần, phát triển bình thường nhưng đến ba tuổi chưa biết nói. Gia đình cho bé tham gia các lớp học cho trẻ chậm nói, kết quả không cải thiện. Sau nhiều lần gọi thấy bé không phản ứng, bố mẹ nghi ngờ con có vấn đề thính lực, đưa đến Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội khám. K🥂ết quả đo thính lực cho thấy bღé điếc sâu cả hai tai không ghi nhận yếu tố di truyền, nguyên nhân có thể do sinh non.
PGS.TS.BS Lê Minh Kỳ, phụ trách chuyên môn khoa Tai Mũi Họng, cho biết trẻ sinh non cơ thể chưa phát triển hoàn thiện các cơ quan chức năng, dễ bị khiếm khuyết hoặc gặp các bệnh lý nhiễm trùng ảnh hưởng chức năng nghe. Tuy nhiên, nhiều phụ huynh không nghĩ con bị điếc vì quan sát thấy màng nhĩ của trẻ bình thường. Thực chất nghe kém không chỉ do nguyên nhân từ màng nhĩ. Do đó, nhiều trẻ điếc bẩm sinh nhưng thường bị phát hiện muộn. Trẻ điếc hoặc ng🍌he kém bẩm sinh thường có biểu hiện như không giật mình trước âm thanh lớn, không quay đầu nhìn về nơi phát ra âm thanh, chậm nói...
Bé Tùng không thể sử dụng máy trợ thính vì phương pháp này chỉ có tác dụng tốt khi điếc nhẹ đến trung bình. Bé có chỉ định phẫu thuật cấy ốc tai điện tử hỗ trợ khôi phục thính lực. Theo bác sĩ Minh Kỳ, thời điểm thích hợp nhꦬất để thực hiện phẫu thuật này là dưới ba tuổi do trung tâm thính giác ở vỏ não trẻ phát triển mạnh nhất, giúp trẻ phát triển ngôn ngữ tốt. Bé Tùng vừa tròn ba t♛uổi, chậm nói, cần phẫu thuật sớm.
là phẫu thuật khó và phức tạp do khu vực ốc tai rất nhỏ, nhiều mạch máu, dây thần kinh. Do đó đòi hỏi bác sĩ phẫu thuật chuyên môn cao, máy móc hiện đại hỗ trợ. Ở trẻ nh꧟ỏ, mức độ phức tạp gia tăng, đặc biệt trong vấn đề gây mê.
Ê kíp phẫu thuật mở cửa sổ🌠 ở tầng ốc tai và đưa điện cực vào. Điểm đặt điện cực gần dây thần kinh số 7. Các bác sĩ 🉐sử dụng hệ thống kính hiển vi, máy định vị, thăm dò để đặt điện cực đúng vị trí, tránh biến chứng liệt mặt cho bệnh nhi.
Sau phẫu thuật 6 giờ, bé Tùng tỉnh táo, phản ứng nhanh nhẹn, dây thần🍌 kinh số 7 được bảo 🃏tồn, xuất viện sau ba ngày.
Ngày 15/4, Tùng được đeo thiết bị xử lý âm thanh ở vành tai, k🌳ết nối qua nam châm với bộ điện cực bên trong ốc tai, bắt đầu làm 🐽quen với âm thanh và tập nói.
Ốc tai điện tử gồm một bộ phận được cấy ở tai trong, thay thế các tế bào thần kinh thính giác bị khiếm khuyết và một 🌜bộ phận xử lý âm thanh nằm bên ngoài. Điện cực ốc tai biến âm thanh thành tín hiệu điện, chuyển đến các tế bào của hạch xoắn rồi theo dây tꦇhần kinh thính giác tác động đến vỏ não, giúp nghe được âm thanh.
Điếc bẩm sinh ở trẻ dẫn đến hệ lụy trẻ cꦬhậm nói, câm do không nhận được tín hiệu âm thanh để bắt chước và học theo. Trẻ sinh non hay sinh đủ tháng có nguy cơ tổn thương thính lực gây điếc, do di truyền hoặc biến chứng trong quá trình sinh nở. Trẻ sơ s🌳inh cần được sàng lọc thính lực sớm khi mới sinh để đánh giá khả năng nghe và sớm điều trị nếu có bất thường.
Khuê Lâm
* Tên người bệnh đã được thay đổi
Độc giả đặt câu hỏi về bệnh tai mũi họng tại đây để bác sĩ giải đáp |