Amidan là cấu trúc lympho, nằm ở vùng hầu họng, có nhiều hốc nên bụi bẩn và thức ăn dễ bám vào và đọng lại. Viêm amidan hốc mủ là tình trạng các tác nhân như vi khuẩn, virus xâm nhập, gây ♚viêm nhiễm, tạo thành các hốc mủ trong amidan. Các hốc mủ trong amidan thường vón cục, khiến bề mặt amidan cജó những chấm trắng li ti, giống bã đậu. Amidan hốc mủ gây đau họng, nuốt đau, nuốt vướng, hôi miệng... ảnh hưởng chất lượng sống của người bệnh.
ThS.BS.CKI Đỗ Thanh Thư, Trung tâm Tai Mũi Họng, Phòng khám Đa khoa Tâm Anh quận 7, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết bệnh không được điều trị kịp thời có thể lây nhiễm sang các khu vực khác của hệ thống tai mũi họng, gây viêm tai giữa, viêm mũi xoang và viêm họng. Biến chứng có thể xảy ra như áp xe qu🌱anh amidan, áp xe hầu họng và cổ, viêm khớp, viêm cầu thận cấp... Có hai phương pháp chính điều trị amidan hốc mủ là điều trị nội khoa và phẫu thuật.
Điều trị nội khoa
Nếu người bệnh bắt đầu xuất hiện các dấu hiệu bệnh, bác sĩ có thể kê đơn kháng sinh để điều trị tình trạng nhiễm khuẩn. Kết hợp kê đơn thuốc giảm đau, giảm viêm để hạn chế các cơn đau rát 🐼ở cổ họng. Người bệnh nê𝔍n sử dụng thuốc khi có chỉ định từ bác sĩ, không tự ý mua thuốc bên ngoài tránh tác dụng phụ nguy hiểm.
Phẫu thuật cắt amidan
Bác sĩ chỉ định cắt amidan khi người bệnh gặp biến chứng , viêm tai giữa🍨, viêm xoang. Trường hợp amidan có kích thước quá to, cản trở ăn uống, nhiễm trùng tái phát nhiều🏅 lần, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, gây đau, khó chịu, hôi miệng, người bệnh có thể phẫu thuật loại bỏ. Đây là phương pháp điều trị cuối cùng khi các phương pháp điều trị nội khoa không hiệu quả.
Tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, người bệnh được phẫu thuật cắt amidan bằng hệ thống máy cắt đốt coblator. Theo bác sĩ Thư, kỹ thuật này an toàn, thời gian phẫu thuật ngắn khoảng 30 phút, giảm nguy cơ chảy máu, hạn chế tổn thương các mô xung quanh. Ngườiꦉ bệnh hồi phục nhanh, có thể xuất viện sau 24 giờ nhập viện.
Đức Trí
Độc giả đặt câu hỏi về bệnh tai mũi họng tại đây để bác sĩ giải đáp |