Điện thoại vẫn thường đổ chuông khi Trần Kiến Nhân (Chen Chien-jen), cấp phó của lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn, ở♛ nhà buổi tối. Các nhà khoa học gọi cho ông để xin lời khuyên về việc phát triển thuốc kháng virus. Giới chức y tế muốn tìm ông để xin chỉ đạo về cuộc điều tra đợt bùng phát dịch trên tàu chiến của lực lượng phòng vệ Đài Loan.
Giống nhiều lãnh đạo khác trên thế giới, Trần Kiến Nhân đang phụ trách chiến dịch kiềm chế Covid-19 và dự đoán diễn tiến của đại dịch trên đảo Đài Loan.ꦛ Ông theo d🦹õi các ca lây nhiễm, thúc đẩy chế tạo vaccine và bộ xét nghiệm, cũng như nhắc nhở người dân thường xuyên rửa tay.
Nhưng khác với hầu hết quan chức khác, ông Trần đã dành cả sự nghiệp để chuẩn bị cho tình huống này: Ông là một nhà dịch tễ học được đào tại Đại học Johns Hopkins và là một chuyên gia về virus. Điều này đã biến ông thành lãnh đạo trực tiếp trên tuyến đầu chốn🎐g dịch của Đài Loan.
Ông Trần Kiến Nhận đảm nhận vai trò kép trong cuộc chiến với đạꦉi dịch, sử dụng quyền lực chính trị của quan chức số hai Đài Loan để chỉ trích Trung Quốc "giấu dịch", đồng thời sẵn sàꦫng phân tích xu hướng lây nhiễm của virus trong vai trò một nhà khoa học.
Ông đứ♚ng giữa hai thế giới, khi chính trị ngày càng tác động lên khoa học. Quan chức Trung Quốc và Mỹ thường xuyên thúc đẩy những giả thuyết không có cơ sở khoa học tron༒g cuộc chiến đổ lỗi lẫn nhau về nguồn gốc của nCoV nhằm phục vụ mục đích chính trị của mình.
Giới chuyên gia y tế🔯 cộng đồng trên khắp thế giới thường xuyên mâu thuẫn với các lãnh đạo chính trị về cách virus lây lan và tính toán thiệt hơn của biện pháp phong tỏa. Là phó lãnh đạo Đài Loan, ông Trần cho biết các chính sách của ô𝓰ng chỉ dựa trên dữ liệu thực tế.
"Bằng chứng🌸 quan trọng🧜 hơn nhiều lợi ích chính trị", ông nói trong cuộc phỏng vấn mới đây ở Đài Bắc.
Trong những tuần cuối của nhiệm kỳ, thành công của cuộc chiến chống Cov🥀id-19 đã thể hiện rõ di sản của ông Trầ𒊎n Kiến Nhân trong vai trò phó lãnh đạo Đài Loan.
Trần Kiến Nhân, người đàn ông 68 tuổi với mái tóc hoa râm và nụ cười rạng rỡ, được người dân Đài Loan yêu quý xem như "anh cả" và tin tưởng ông đangౠ giúp hòn đảo này tránh kịch bản dịch bùng phát quy mô lớn như ở nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ khác.
Là quan chức y tế hàng đầu trong cuộc kꦡhủng hoảng SARS năm 2003, ông đã thúc đẩy hàng loạt cải cách để giúp đảo Đài Loan sẵn sàng ứng phó với đợt bùng phát tiếp theo, bao gồm xây dựng các khu cách ly và trung tâm nghiên cứu virus.
Những công tác chuẩn bị từ sớm đó đã giúp Đài Loan có "khiên chắn" vững chắc khi Covi𓄧d-19 tấn công và nhận được nhiều lời khen ngợi về chiến lược ứng phó hiệu quả với đại dịch. Đảo Đài Loan hiện ghi nhận 440 ca nhiễm, trong đó chỉ có 6 ca tử vong, ít hơn rất nhiều so với nhiều nơi khác trên thế giới.
Chong Ja Ian, phó giáo sư về khoa học chính trị tại Đại học Quốc gia Singapore, cho rằng ông Trần sở hữu "tầm ảnh hưởng của một chính trị gia và sự tinh thông của một nhà khoa học", giúp mang lại hiệu quả lãnh đạo ở Đài Loan, một xã hội có niềm tin mạnh mẽ vào🐲 khoa học và tôn trọng các chuyên gia y tế.
Hiện giờ, ông Trần hy vọng Đài Loan có thể đóng vai trò quan trọng để giúp thế giới thoát khỏi đại dịch và tái khởi động nền kinh tế. Ông cũng đang giám sát việc phát triển vaccine và sản 🅰xuất các thiết bị y tế khác như bộ xét nghiệm nhanh nCoV. "Đài Loan không thể khoanh tay đứng nhìn khi người khác gặp khó khăn", ông nói.
Ông Trần luôn giữ phong thái làm việc của mꦦột nhà nghiên cứu và thường không quen gây chú ý. Ông luôn đứng ngoài các cuộc tranh đấu chính trị, thậm chí từ chối gia nhập đảng Dân Tiến (DPP) của lãnh đạo Thái Anh Văn.
"ꩵÔng ấy là một học giả và thực sự không quan tâm nhiều tới đấu đá quyền lực. Ông ấy nổi tiếng vì là người trung lập", Trần Kỳ Mại (Chen Chi-mai), quan chức cấp cao Đài Loan và từng là bạn học thân thiết của Trần Kiến Nhân, chia sẻ.
Lãnh đạo Thái Anh Văn đã giao ông Trần Kiến Nhân đảm nhận vai trò là tiếng nói hàng đầu để vận động cho việc Đài Loan được công nhận trên trường quốc tế, bao gồm thúc đẩy nỗ lực giúp hòn đảo trở thành thành viên của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), vốn ♐luôn vấp phải sự phản đối của Trung Quốc đại lục.
Ông Trần giờ trở thành tâm điểm trong cuộc tranh luận toàn cầu về nguồn gốc của Covid-19. Ông tuyên bố Đài Loan từng tìm cách cảnh báo WHO từ cuối tháng 12/2019 về nguy cơ nCoV lây từ người sang người, nhưng đã bị tổ chức♓ này phớt lờ. WHO bác bỏ cáo buộc, khi nói rằng Đài Loan chỉ yêu cầu thông tin từ cơ quan này mà không đưa ra bất kỳ cảnh báo nào.
Ông lập tức chớp lấy cơ hội, chỉ trích Trung Quốc đại lục ngăn Đài Loan gia nhập WHO với tư cách là một thành viên đầy đủ và kêu gọi các quốc gia khác trên thế giới nghiên cứu "mô hình Đài Loan" trong ⛦nỗ lực kiểm soát Covid-19.
Những điều này đã khiến ông Trần trở thành mục tiêu chỉ trích thường xuyên của các nhà phê bình꧂ Trung Quốc đại lục, những người cáo buộc chính quyền bà Thái Anh Văn dùng đại dịch để đòi độc lập cho Đài Loan.
"Ông ấy khoác lên mình vỏ bọc của một lãnh đạo chuyên nghiệp nhưng lại xa rời tính chính xác khắt khe của khoa học và đưa ra những tin đồn bịa đặt và vô nghĩa. Bản chất của điều đó thực sự rất xấu", hãng thông tấn Xinhua hồi cuối th♏áng 3 đăng bài xã luận chỉ trích ông Trần.
Phó lãnh đạo Đài Loan cho rằng chỉ trích này "nực cười". "Trung Quốc đại lục nên tập tr🦩ung vào kiểm soát Covid-19 hơn là các vấn đề chính trị", ông nói.
Từ khi còn trẻ, ông Chen đã sống trong thế giới chính tr🔯ị. Ông là con của một lãnh đạo quận quyền lực ở phía nam Đài Loan và nhanh chóng có được sự hiểu biết sâu sắc về nghệ thuật thỏa hiệp.
"Tôi đã học được từ bố tôi rằng chính trị không có nghĩa là phải chiến đấu một mất một còn với người khác. Khi mọi người bị sa vào một cuộc đối đầu như vậy, họ sẽ liên tục tìm cá🧸ch đổ lỗi lẫn nhau", ông nܫói trong cuộc phỏng vấn năm 2016.
Trong phần lớn sự nghiệp của mình, ông Trần đều nêu rõ quan điểm tránh tranh đấu chính trị, thay vào đó tập trung vào tình yêu đầu tiên của ông là khoa học🧔 tự nhiên. Ông đã có bằng tiến sĩ về dịch tễ học và di truyền ở người tại Đại học Johns Hopkins năm 1982, trở thành chuyên gia về bệnh viêm gan B cũng như 🍌nhiều bệnh khác liên quan tới phơi nhiễm asen.
Khi dịch SARS ở Đài Loan bùng phát đỉnh điểm, với 671 người nhiễm và 84 người chết, ông Trần đã được bổ nhiệm làm n🔯gười đứng đầu cơ quan y tế. Lúc đó, chính quyền Đài Loan đối mặt với khủng hoảng tín nhiệm sau khi giới chức phong tỏa một bệnh viện với hơn 1.000 người bên trong. Động thái này đã gây hoảng loạn và một số người trong cơ sở này đã tìm cách tự sát vì tin rằng họ hoặc người thân bị nhiễm virus.
"Chúng tôi 🤪đã thấy nhiều người nhảy từ cửa sổ. Tình hình khi đó thực sự hỗn loạn", ông Trần nhớ lại.
Sau khi kiểm soát được SARS, ông Trần đã cùng Đài Loan nỗ lực chuẩn bị cho đợt bùng phát tiếp theo. Chính quyền đã thiết lập trung tâm quản lý thảm họaᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚ, tăng cường sản xuất đồ bảo hộ, sửa đổi luật về bệnh truyền nhiễm, cùng nhiều biện pháp khác.
Sau đó, ông lại quay về với các nghiên cứu khoa học cho tới năm 2015, khi bà Thái Anh Văn chọn ông làm cấp phó của mình trong cuộc chạy đua v🌟ào ghế lãnh đạo Đài Loan.
Trong vai trò phó lãnh đạo Đài Loan, ông Trần phải đương đầu với nhiều thách thức khác. Ông thực hiện cải cách lương hưu và phải đối đầu với các cuộc biểu tình của công chức. Là một người𒁏 theo Công giáo, ông đã ghé thăm Vatican ba lần trong vai trò phó lãnh đạo Đài Loan, khiến Bắc Kinh tức giận và kêu gọi Vatican cắt quan hệ ngoại giao với hòn đảo. Ông cũng ủng hộ hôn nhân đồng giới, được chính quyền Đ꧋ài Loan hợp pháp hóa vào năm ngoái, bất chấp những chỉ trích từ những người theo Thiên chúa giáo.
Ông Trần Kiến Nhân hầu như luôn tránh gây chú ý. Nhưng cuối tháng 12 năm ngoái, khi những báo cáo đầu tiên về một căn bệnh viêm phổi bí ẩn xuất hiện ở Vũ Hán, Trung Quốc, cách Đài🌜 Bắc gần 1.000 km về phía tây bắc, ông đã ra mặt hành🌠 động khi lo lắng về nguy cơ bùng phát dịch.
Phó lãnh đạo Đài Loan đã nhanh chóng yêu cầu giới chức kiểm tra y tế đối với những người đến từ Trung Quốc đại lục và cách ly tất cả người có triệu chứng nhiễm bệnh. Tới ngày 21/1, ca nhiễm đầu tiên xuất hi📖ện ở Đài Loan và chính quyền đã sớm bắt đầu phân phối khẩu trang.
Sau khi Covid-19 bùng phát trên một tàu chiến, ông Trần thúc giục giới chức xét nghiệm hơn 700 thành viên thủy thủ đoàn nhằm thu thập dữ liệu để nghiên cứu về ngư🍸ời nhiễm không triệu chứng.
Ông Trần sẽ kết thúc n൩✱hiệm kỳ phó lãnh đạo Đài Loan vào ngày 20/5. Ông dự định sẽ trở lại nghiên cứu khoa học và cho biết sẽ tập trung nghiên cứu về nCoV.
Ông cũ🐻ng thường đến nhà thờ vào khoảng 7h sáng mỗi ngày. "Tôi cầu nguyện có đủ can đảm để thay đổi những gì chúng tôi có thể thay đổi", ông Trần nói, đề cập tới nỗ lực sản xuất các bộ xét nghiệm tốt hơn, thuốc và vaccine cho cuộc chiến chố🌳ng Covid-19. "Nhưng chúng tôi cũng phải chấp nhận có những điều không thể thay đổi được".
Thanh Tâm (Theo NYTimes)