Sau khi Hà Nội lập chốt ng🔯ăn khách vào xóm cà 𝓡phê đường tàu và cho biết "xóm cà phê đường tàu sẽ phải đóng cửa", một số người dân sinh sống tại xóm đường Tàu (chắn 5 Trần Phú, quận Hoàꦇn Kiếm, Hà Nội) đã có đơn đề nghị chính quyền xem xét hỗ trợ người dân có cuộc sống sinh hoạt bình thường, kinh doanh đúng pháp luật mà không phải xóa bỏ địa điểm du lịch đang rất thu hút khách quốc tế.
Cá nhân tôi đồng cảm với những tâm tư nguyện vọng của người dân, mong muốn biến xóm đường tàu thành điểm đến an toàn chứ không phải hiểm họa gây lo ngại cho chính quyền. Tôi cho rằng, thời đại 4.0, việc quản lý hoạt động của tuyến đường này không quá phức tạp vì môt ngày chỉ có vài chuyến tàu qua lại. Việc nắm bắt thời gian chạy tàu để có thể phối hợp với🧜 ng🌞ười dân là rất đơn giản.
Cụ thể, chúng ta chỉ cần cung cấp các thông báo qua hệ thống loa ꧒đặt dọc đoạn phố và phát tự động bằng nhiều thứ tiếng để người dân và khách du lịch nắm được những quy định an toàn. Khi tàu xuất phát tại ga hoặc cách vị trí đó trong khoảng 10 phút thì hệ thống tự động (hoặc có người quản lý) sẽ thông báo để người dân và du khách ổn định lại trật tự🧜, đảm bảo khoảng cách an toàn với phương tiện.
Để hoạt động này được duy trì, người dân trong khu vực (những người trực tiếp hưởng lợi từ hoạt động kinh doanh cà phê dọc xóm đường tàu) có thể đóng góp kinh phí để cơ 🧸quan chức năng cử lực lượng giám sát du khách khi có thông báo, bảo đảm an toàn cho tàu chạy qua. Vì chỉ có vài chuyến tàu đi qua trong một ngày, cộng lại tổng thời gian không quá 30 phút nên việc hết thời gian còn lại không cho hoạt động sẽ gây thiệt hại đến hoạt động kinh doan🔯h của người dân và kìm hãm cơ hội phát triển du lịch của thủ đô. Đó là một điều rất đáng tiếc.
>> Xóm cà phê đường tàu - 'bỏ thì thương, vương th🐠ì tội'
Nếu so với các đường ngang dân sinh khác, số vụ tai nạn còn xảy ra nhiều hơn, mặc dù không vi phạm lộ giới. Thế nên, việc lấy lý do kinh doanh du lịch tại xóm đường tàu tiềm ẩn nhiều nguy hiểm để yêu cầu đóng cửa cả khu phố là chưa thật thuyết phục.
Vấn đề ở đây là chúng ta sẽ quản lý hoạt động kinh doanh thế nào để đảm bảo an toàn mà vẫn hài hòa lợi ích về du lịch. Tôi để ý thấy, người dâ🀅n ở tuyến đường này vẫn thường xuyên nhắc nhở du khách mỗi khi tàu đến nên ít nhiều vẫn ít tai nạn hơn. Còn chuyện nhiều người tới chụp h♏ình trên đường ray chủ yếu là thời gian không có tàu.
Nếu một ngày có hàng trăm chuyến tàu qua lại thì việc quản lý còn khó, chứ nếu chỉ vài chuyến thì hoàn toà๊n nằm trong tầm tay của cơ quan chức năng địa phương.
Nhiều quốc gia trong khu vực và trên thế 🐭giới đã thành công trong việc quảng bá du lịch từ những loại hình kinh doanh dịch vụ bên đường tàu như thế này. Vậy tại sao Việt Nam không biến đây thành cơ hội để thu hút du khách nước ngoài? Đó chẳng phải là quyếಞt định đem đến lợi ích cho nhiều phía hay sao?
Từ sáng 15/9, phố cà phê đường tàu đã bị lực lượng chức năng quận Hoàn Kiếm rào chắn, ngăn du khách đế🀅n tham quan, chụp ảnh do lo ngại mất an toàn đường sắt. Đây là lần thứ hai tuyến đường này bị cơ quan chức năng đóng cửa kinh doanh, buôn bán.
Trước việc người dân trong khu vực đề nghị chính quyền xem xét hỗ trợ, ông Nguyễn Anh Quân, Phó chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm, cho biết chính quyền địa phương sẽ làm việc với các cơ quan liên quan để phát triển du lịch dọc con phố độc đáo này, nhưng vẫn phải trên cơ sở thực hiện đúng quy định pháp luật và đảm bảo sự an toàn tính mạng 🌳cho nhân dân.
>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm 168betvisa-slots.com.