Theo hướng dẫn tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023, học sinh lớp 12 có chứng chỉ IELTS 4.0 hoặc tương đương sẽ được miễn thi môn Ngoại ngữ. Ngoài ra, các em cũng sẽ được tính điểm 10 môn này trong xét tốt nghiệp. Tuy nhiên, việc này đang gây tranh cãi khi nhiều người cho rằng việc quy đổi từ 4.0 IELTS thành điểm 10 thi tốt nghiệp là không hợp lý, thiếu công bằng.
Độc giả Tú Mỡ nêu quan điểm: "Sao phải tranh cãi việc này nhỉ? Theo tôi, vấn đề quan trọng nhất ở đây là cần phải xem xét lại hệ thống đào tạo của chúng ta thế nào?ꦺ Tại sao Việt ✃Nam không đồng nhất với tiêu chuẩn chung của thế giới là 'chuẩn về thực hành' mà cứ nặng về lý thuyết, ngữ pháp để làm gì?
Cả thế giới đã dùng IELTS như một tiêu chuẩn chung, vậy sao chúng ta lại tự tạo ra một tiêu chuẩn khác mà không có giá trị sử dụng cho tương lai của học sinh? Nếu lấy lý do là một số vùn▨g trên cả nước không đủ điều kiện để giảng dạy theo chuẩn IELTS quốc tế thì chẳng thà để học sinh khu vực đó không thi Tiếng Anh nữa mà thay bằng tiếng Việt cho rồi. Sao phải bắt học sinh khổ sở học và thi khi hệ thống đào tạo không đủ tiêu chuẩn?".
Cùng chung quan điểm, bạn đọc Thang Chiem nhấn mạnh sự cần thiết của việc đưa chương trình giáo dục phổ thông tiếp cận với chuẩn quốc tế: "Thiết nghĩ, Bộ Giáo dục và Đào tạo nên xem xét lại giáo trình Tiếng Anh hiện nay trong các bậc học phổ thông? Chúng ta nên tự hỏi tại sao con em mình lại phải học tập, luyện thi Tiếng Anh ở các trung tâm bên ngoài sau khi đã mất 12 năm phổ thông? Phải chăng đây là một sự lãng phí của x▨ã hộ🐼i?".
>> 'Ảo tưởng sức mạnh khi có IELTS'
Trong khi đó, với quan điểm trái chiều, độc giả Quan Fischer cho rằng việc đưa IELTS trở thành tiêu chuẩn đánh giá học sinh phổ thông sẽ tạo nên nhiều bất cập: "Làm vậy chỉ tạo thêm áp l🤪ực cho học sinh mà thôi. Tự nhiên bằng IELTS lại trở thành chuẩn mực của việc học ở bậc phổ thông, nếu vậy cũng cập nhật lại toàn bộ sách giáo khoa và chương trình giảng dạy môn Tiếng Anh cho học sinh phổ thông để giống với🀅 lộ trình học IELTS.
Điều đó cũng có nghĩa là chún🍨g ta phải dạy, thi các môn nghe - nói - đọc - viết theo đúng chuẩn IELTS cho học sinh. Nhưng như thế thì liệu tất cả các trường trên cả nước có làm được không? Nếu không thì nên tạo sự công bằng, khꦚông nên đưa IELTS vào tính điểm kiểu này được.
Khi học lớp 9 (năm 2005), tôi đã có chứng chỉ quốc gia Tiếng Anh bằng C rồi. Nhưng lúc vào lớp 10 trường chuyên, tôi mới nhận ra kiến thức của mình chẳng là gì cả. Đến khi học đại học ở một trường quốc tế, giảng dạy bằng tiếng Anh, tôi lại càng bỡ ngỡ vì không quen giao tiếp bằng tiếng Anh (dù trước đó là Học sinh giỏi Quốc Gia môn Anh Văn). Tới khi đi làm và nghe các sếp hoặꦑc diễn giả nước ngoài nói tiếng Anh, tôi lại tiếp tục bất ngờ vì trình độ của họ quá khác so với trong trường nơi tôi học🌃.
Tôi muốn nhấn mạnh hai vấn đề:
Thứ nhất, bằng cấp, chứng chỉ Tiếng Anh của ta hiện tại đã không còn phù hợp với thực tiễn cuộc sống. Nên rất cần có sự điều chỉnh lại chương trình giáo dục sao cho tiệm cận với ch⭕uẩn quốc tế.
Thứ hai, việc học và thi nên có sự công bằng với mọi đối tượng học sinh. Dù là học sinh ng൲hèo hau con em gia🌼 đình có điều kiện thì cũng cần được học trong một điều kiện như nhau, thi một dạng như nhau và đánh giá trên cùng một thang điểm".
Thành Lê tổng hợp
>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm 168betvisa-slots.com.