Tôi rất đồng tình với quan điểm của tác giả bài viết "IELTS, không phải trang sức". Thực tế là ở nước ta, IELTS thậm chí còn mang lại nhiều lợi ích hơn bất cứ đâu trên thế giới. Chứng chỉ này giúp xin việc dễ dàng hơn, mở rộng cơ hội săn học bổng và du học, được miễn thi ngoại ngữ tốt nghiệp THPT và tuyển thẳng vào một số trường đại học top đầu...
Nhiều người Việt luôn có tâm lý sính ngoại, nên dù chỉ là cái chứng chỉ tiếng Anh thôi mà cũng quy đổi sang thành điểm đại học được, thật nực cười. Tại sao không lấy các chứng chỉ khác để xét tuyển thẳng vào đại học, như SAT chẳng hạn, như vậy sẽ hợp lý hơn, còn bằng IELTS thực chất chẳng nói nên được năng lực thực sự của các thí sinh. Nó đơn giản chỉ là kiến thức ngoại ngữ hết sức bình thường, nên đừng thổi phồng công năng của nó quá đà.
🔯Các kiến thức khoa học cơ bản hay văn học, nghệ thuật mới là giá trị cốt lõi. Khi ai có nhu cầu thì có thể học thêm tiếng Anh để trao đổi, giao tiếp với người nước ngoài. Bạn bè tôi toàn dân kỹ thuật, thú y mà đến khi ra trường tiếp xúc công việc lâu ngày, học thêm tiếng Anh, vẫn đủ giao tiếp và làm việc. Thế nên, quan trọng là kiến thức nền tảng cốt lõi, chứ nói thì hay mà cái đầu rỗng tuếch thì có giá trị gì?
ꦉTôi cho rằng, việc bằng IELTS ở Việt Nam bị thổi phồng giá trị quá mức do nhiều nguyên nhân:
Đầu tiên là tâm lý sính ngoại của một bộ phận không nhỏ người Việt. Chúng ta thường quan trọng hóa trình độ tiếng Anh🍒, đến mức coi đó là tất cả, lu mờ cả những kiến thức nền tảng, chuyên môn khác.
♏Thứ hai, nhu cầu công việc cần sử dụng tiếng Anh ở nước ta ngày một nhiều hơn. Thế nên, vô hình trung khiến tâm lý của người dân cũng chạy theo học ngoại ngữ để dễ kiếm việc.
>> 'Dư sức đạt 7.0 IELTS chỉ bằng học tủ'
Thứ ba, việc giảng dạy tiếng Anh trong trường từ phổ thông đến cao đẳng, đại học nhìn chung không hiệu quả. Học sinh, sinh viên tốt nghiệp xong mà vốn ngoại ngữ vẫn gần như không có gì, thế nên họ lại phải tìm đến các trung tâm luyện thi IELTS để kiếm cái chứng chỉ là công cụ để đi xin việc.
🌜Thứ tư, hiện nay, có rất nhiều trường đại học vẫn đồng ý tuyển thẳng nếu bạn có bằng IELTS (trong khi IELTS chỉ là chứng chỉ tiếng Anh, hoàn toàn không có giá trị thay thế được các kiến thức của các môn học khác).
Cuối cùng là sự ảnh hưởng của các hoạt động marketing, PR về tiếng Anh, bằng IELTS, TOEIC của các trung tâm ngoại ngữ quá nhiều, góp phần vẽ lên những viễn cảnh màu hồng♋ rằng "cứ học tiếng Anh là có thể vào đại học, có thể xin được việc lương cao (trong khi tiếng Anh thực chất chỉ là một kỹ năng trong đa số các ngành nghề).
𝔉Một điểm tôi nhận thấy là phần nhiều người Việt giờ không còn coi trọng kiến thức nền tảng nữa, họ chỉ cần có tí tiếng Anh để giao tiếp và có điểm chứng chỉ cao là đủ. Trong khi đó, IELTS không phải là học thuật, để làm được bài thi IELTS thì trình độ học thuật có khi còn không cần bằng cả bài văn nghị luận của học sinh THCS.
>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm 168betvisa-slots.com.