Trong thông báo đăng trên Facebook hôm 4/3, Tin Maung Naing cho biết ông trước nay luôn là một công chức tận tụy phụng sự🧸 đất𒅌 nước ông yêu thương suốt 30 năm, nhưng do "hoàn cảnh không thể tránh khỏi", ông buộc đưa ra quyết định từ chức. Ông không nêu rõ nguyên nhân từ chức của mình.
Bài đăng thông báo từ chức của ông Naing trên Facebook được cài đặt chế đဣộ "chỉ bạn bè xem được". Nó sau đó được tờ The Irrawaddy của Myanmar dẫn lại.
Ông Naing từng là phó đại sứ Myanmar tại Liên Hợp Quốc, dưới quyền đại sứ Kyaw Moe Tun. Chính quyền quân sự Myanmar hôm 2🅷/3 gửi thư cho Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonioܫ Guterres, thông báo đại sứ Tun đã bị sa thải và ông Naing là quyền đại sứ.
Phái bộ Myanmar tại Liên Hợp Quốc hiện chưa bình luận về thông tin, trong khi các nhà hoạt động chống đảo chính ở nước này hoan nghênh quyết định của ông Naing. Người phát ngôn củꦰa Liên Hợp Quốc Stephane Dujarric cùng ngày cũng xác nhận đã biết về thông tin ông Naing từ chức.
Đại 𒁃sứ Myanmar tại Liên Hợp Quốc Kyaw Moe Tun bị chính quyền quân đội sa thải sau bài phát biểu tại Đại hội đồng kêu gọi tất cả các quốc gia sử dụng "mọi biện pháp cần thiết" để phản đối đảo chính. Quân đội Myanmar cáo buộc hành động của ông Tun là "൲phản quốc".
Tun lập tức gửi thư tới Chủ tịch Đại hội đồng Liê💜n Hợp Quốc Volkan Bozkir và Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken hôm 2/3, khẳng định ông vẫn là đại diện hợp pháp của Myanmar tại Liên Hợp Quốc, bất chấp quyết định cꦦủa chính phủ quân đội.
Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc Linda Thomas-Greenfield sau đó tuyên bố vẫn công nhận ông Tun, trong khi Liên Hợp Quốc khẳng định mọi thách thức nhằm vào vị trí của ông phải được giải quyết tại ủy bꦚan chứng nhận của cơ quan này.
Ngọc Ánh (Theo AP)