Hôm 2/4, ThS.BS.CKI Hồ Văn Duy Ân, Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết người bệnh bị rách nghiêm trọng ở gân chóp xoay vai. Cơ chóp xoay vai gồm 4 gân ꦕcơ là gân trên gai, gân dưới vai, gân dưới gai và cơ tròn bé. Các gân này bám và phủ kín đầu trên xương cánh 🦂tay, phối hợp nhịp nhàng với nhau để thực hiện các động tác dang tay, xoay vai, giữ cho chỏm xương cánh tay nằm cân bằng trên ổ chảo xương vai trong các động tác cần đưa tay quá đầu.
Ông Tư bị rách ngang hoàn toàn gân trên gai và gân dưới gai, đứt rời khỏi điểm bám gân và tụt sâu gần đến ổ chảo. Do ông vẫn sinh hoạt và làm việc nặng thường xuyên, không nghỉ ngơi khi bị đau vai nên vết rách gân ngày càng to, chất lượng gân suy giảm nghiêm trọng, teo cơ và t𒉰hoái hóa mỡ độ 3 (độ 4♐ là nặng nhất).
Bác sĩ Ân cho biết nếu chỉ khâu gân thông thường trong🎃 trường hợp này, tỷ lệ thất bại và nguy cơ tái rách rất cao. Người bệnh được chỉ định ghép gân bằng 🅺mảnh ghép bì đồng loại. Đoạn gân đứt tụt sâu vào ổ chảo được kéo ra ngoài, khâu vào điểm bám, sau đó ghép thêm mảnh ghép bì đồng loại áp lên phía trên của gân và xương cánh tay.
Mảnh ghép bì đồng loại là vật liệu y tế có cấu tạo từ da người, mới được sử dụng ở Việt Nam khoảng một năm gần đây, theo bác sĩ Ân. Khi cơ chế tự chữa lành của cơ thể hoạt động, mảnh ghép này chịu trách nhiệm như một cầu 🔯nối để các tế bào và collagen được🎀 sản sinh từ gốc gân đứt bám vào, chuyển hóa dần mảnh ghép này thành gân tự nhiên của cơ thể. Nhờ đó, tỷ lệ thành công của phẫu thuật khâu gân chóp xoay tương tự ông Tư được nâng cao đáng kể so với các kỹ thuật trước đây.
Bác sĩ không cần phải lấy gân tự thân, tránh làm tổn thương thêm một phần khác của cơ thể, tăng cường sự vững chắc và tính cơ học cho gân đã bị tổn thương, giảm đáng kể tỷ lệ tái đứt hoặc rách gân. Người bệnh có thể khôi phục khả năng vận động, kể cả kiêng vác nặng.
Người bệnh được phẫu thuật bằng phương pháp nội soi. Đây là kỹ thuật ít xâm lấn, nguy cơ nhiễm trùng thấp, nhất là khắc phục được tình trạng teo cơ, phục hồi nꦗhanh hơn.
Ngày đầu sau phẫu thuật, ông Tư không còn đau, ăn ngủ được. Đến ngày thứ 4, khớp vai nhẹ rõ rệt, ông có thể thực hiện một số động tác như vươn tay ra trước hoặc ra sau, giơ tay qua đầu thụ động... và chuẩn bị xuất viện. Dự kiến sau 6 tháng, người bệnh có thể làm việc nặng trở l𝐆ại mà không lo ngại đứt rách gân chóp xoay tái phát.
Bác sĩ Ân khuyến cáo khi phát hiện các bất thường ở khớp vai như đau, cứng và yếu vùng vai, người bệnh nên sớm đi khám để được điều trị kịp thời. Trường hợp phát hiện sớm viêm hoặc có thể điều trị bảo tồn bằng cách dùng thuốc kết hợp với nghỉ ngơi. Phát hiện bệnh trễ điều trị khó hơn, người bệnh có nguy cơ yếu🍌 vai hoặc mất cử động vĩnh viễn, thúc đẩy thoái hóa khớp vai phát triển.
Phi Hồng
Độc giả đặt câu hỏi về bệnh cơ xương khớp tại đây để bác sĩ giải đáp |