Khi giao tiếp với Nam, ba mẹ phải ghé sát vào tai hoặc nói to con mới phản ứng. Tình trạng nghe kém tăng nặng, gia đình đưa bé đến Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh khám. Kết quả nội🌞 soi tai mũi họng của Nam cho thấy ráy tai đóng thành khối cứng chắc, bịt kín hai ống tai, không thể lấy được trong lần đầu khám.
Ngày 26/3, ThS.BS.CKI Trương Tấn Phát, Trung tâm Tai Mũi Họng, giải thí🍸ch bé bị nút ráy ta💞i dẫn đến nghe kém, đóng thành khối gây đau nên khi chạm vào tai bé cảm thấy khó chịu, phản ứng mạnh.
Nút ráy tai ở trẻ nếu không điều trị kịp thời và đúng cách dễ bị đẩy sâu vào bên trong, làm giảm cơ chế dẫn truyền âm thanh đến màng nhĩ, ảnh hưởng đến thính lực. Với trẻ ở giai đoạn tập nói, nút ráy tai làm giảm tiếp nhận âm thanh. Trẻ không được tiếp xúc âm thanh đều và đủ cường 🌄độ nên chậm nói, như trường hợp của bé Nam.
Tình trạng này còn gây ù, do viêm ống tai ngoài ở trẻ, trườn🉐g hợp lâu ngày gây viêm hoặc loét da ống tai ngoài, khiến trẻ đau tai. Khi lấy ráy tai, trẻ đau hơn rất nhiều so với trường hợp ống tai ngoài chưa viêm và tai trẻ sẽ chảy 🍌ít máu.
Ba mẹ Nam cho biết sợ ảnh hưởng đến tai trẻ nhỏ nên từ khi bé sinh ra đến nay chưa từng lấy ráy tai. Bác sĩ hướng dẫꦛn người nhà cách dùng thuốc nhỏ tai cho bé, mỗi ngày nhỏ 3-4 lần để khối cứng mềm ra, một tuần sau tái khám.
Bác sĩ Phát sử dụng dụng cụ chuyên dụng hút ráy tai qua nội soi cho Nam, loại bỏ hoàn toàn ráy mà không làm tổn thương bộ phận 𒉰xung quanh. Kiểm tra và đo thính lực đồ sau đó cho thấy sức nghe của bé Nam cải thiện hơn.
Thông thường, ráy tai khi khô tự rơi ra khỏi tai cùng với bụi bẩn. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, ráy quá nhiều, quá khô hoặc quá dính, kết thành khối, cần lấy ra nếu không sẽ gây bít ống tai trẻ. Triệu chứng gồm khó chịu, ngứa tai, nghe kém, ù tai, nghe có âm thanh rung chuông hoặc tiếng ồn trong tai... Tùy tình trạng, phụ huynh có thể xửꩲ trí tại nhà hoặc đến các cơ sở y tế.
Bác sĩ Phát khuyến cáo vệ sinh tai cho trẻ mỗi tháng hai lần. Với trẻ dưới 36 🍬tháng t𒀰uổi, dùng khăn mềm thấm nước ấm lau nhẹ vành tai ngoài của bé.
Theo bác sĩ Phát, trường hợp ráy nhiều, người nhà có thể lấy ra bằng cách cho trẻ nằm nghiêng🦂 một bên, 🅷nhỏ dung dịch nước muối sinh lý natri clorid 0,9% với liều lượng 5-7 giọt một lần, lặp lại 3-5 lần mỗi ngày, thực hiện 5-7 ngày. Sau đó, xoắn nhẹ một góc của chiếc khăn từ từ đưa sâu vào bên trong tai của trẻ và tiếp tục xoắn lại. Ráy tai sẽ theo đường xoắn của chiếc khăn bông ra ngoài. Khăn mềm không làm hại đến màng tai của trẻ mà ráy vẫn được làm sạch.
N♏ếu ráy không tự rã ra sau 5-7 ngày nhỏ natri clorid 0,9%, nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được﷽ xử lý.
Trẻ hơn 3 tuổi tiếp xúc với môi trường bên ngoài nhiều, nguy cơ bụi b꧙ẩn, vi khuẩn xâm 🌳lấn vào hệ thống ống tai cao, cần vệ sinh tai ngoài và định kỳ đến viện khám để lấy ráy.
Tránh dùng tăm bông ngoáy tai vì dễ vô tình đẩ🐻y ráy tai vào sâu bên trong. Không được dùng que bằng sắt, chìa khóa hay nắp bút, que tăm để ngoáy tai vì dễ gây trầy xước, tăng nguy cơ viêm nhiễm, thủng màng nhĩ, đi🐽ếc.
Uyên Trinh
* Tên nhân vật đã được thay đổi
Độc giả đặt câu hỏi về bệnh tai mũi họng tại đây để bác sĩ giải đáp |