ꦡChứng rối loạn cảm xúc theo mùa (SAD) thường xảy ra khi mùa thu và mùa đông đến. Trẻ gặp tình trạng này thường thay đổi tâm trạng, cảm giác buồn bã, chán nản. Trong nhiều trường hợp, bé có các biểu hiện như năng lượng thấp, động🔴 lực kém, khó tập trung, thay đổi cảm giác thèm ăn và thói quen ngủ, ăn quá nhiều, thèm tinh bột, nổi cơn thịnh nộ hoặc cáu kỉnh.
Tại sao trẻ rối loạn cảm xúc theo mùa?
Hiện chưa rõ nguyên nhân gây ra tình trạng này, nhưng có một số giả thuyết cho rằng có liên quan đến sản xuất quá nhiều melatonin. Dư thừa hormone này dẫn đến buồn ngủ quá nhiều, năng lượng thấp ở một số trẻ em. Nhiều ý kiến cho rằng nhịp sinh học của trẻ được điều khiển bởi serotonin và melatonin, thay đổi do ánh sáng mặt trời. Trẻ có vitamin D thấp hơn do ít tiếp xúc với ánh sáng mặt trời cũng liên qua🍷n đến hoạt động của serotonin.
Melatonin và seroton⛄in góp phần điều chỉnh năng lượng, tâm trạng, chu kỳ ngủ - thức. Mùa thu, đông thường ng🧸ày ngắn và ít ánh sáng mặt trời hơn có thể làm gián đoạn mức độ hormone này, tăng nguy cơ trầm cảm.
Bệnh được chẩn đoán thế nào?
Để chẩn đoán, trẻ cần có hai hoặc nhiều✨ năm liên tiếp có triệu chứng trầm cảm theo mùa. Giai đoạn trầm cảm do rối loạn cảm xúc theo mùa thường dài khoảng 4-5 tháng, từ tháng 11 năm trước đến tháng 2-3 năm sau. Các công cụ sàng lọc, bảng câu hỏi có thể giúp bác sĩ xác định trẻ có mắc hội chứng này hay không, từ đó có cách điều trị thích hợp.
Làm thế nào để điều trị?
Kế hoạch điều trị phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe, mức độ nghiêm trọng của triệu chứng và tiếp nhận điều trị c🍸ủa trẻ. Một số bé cần sự trợ giúp của chuyên gia tâm lý, nhiều trường 𝓀hợp khác cần dùng thuốc.
Trẻ mắc hội chứng này nên ra ngoài ánh nắng mặt trời, kết hợp tập thể dục để nâng cao hiệu quả điều trị. Cha mẹ không nên bỏ qua dấu hiệu bệnh của con. Nếu nhận thấy trẻ thay đổi hành vi hoặc mất hứng thú với nhiều hoạt động yêu thích, chán ăn, p♛hụ huynh nên đưa cܫon đi khám bác sĩ. Trẻ cần không gian sinh hoạt thoải mái, ấm cúng, chơi các trò yêu thích để tăng cường giao tiếp, bộc lộ cảm xúc.
Nếu tiếp xúc với ánh nắng, hoạt động thể chất không đủ☂ giúp trẻ dễ chịu hơn, khó hoàn thành bài tập ở trường, rối loạn giấc ngủ và thói quen ăn uống, phụ huynh nên liên hệ với bác sĩ. Hiện chưa có cách phòng ngừa và giảm tỷ lệ mắc rối loạn cảm xúc theo mùa.
Trẻ nên ngủ đủ giấc, vận động mỗi ngày, ăn thực phẩm giàu vitamin D, omega-3 như cá hồi, hạt c🐼hia và hạt hướng dương. Nếu bệnh được chẩn đoán và điều trị sớm thì có thể kiểm soát, giảm triệu chứng, cải thiện chất lượng cuộc sống.
Lê Nguyễn (Theo Parents)
Độc giả đặt câu hỏi bệnh trẻ em tại đây để bác sĩ giải đáp |