Ngày 12/12, ThS.BS Nguyễn Thị Thanh Tâm, Trung tâm 𝓀Sản Phụ khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết co thắt âm đạo ảnh hưởng đến khoảng 0,5-1% phụ nữ trên thế giới. Ngoài trở ngại đến đời sống vợ chồng, nữ giới mắc bệnh có nguy cơ hiếm muộn. Hiện, Việt Nam chưa thống kê cụ thể về tình trạng này, còn phần lớn phụ nữ Á Đông ngại chia sẻ vấn đề trong đời sống tình dục. Thay vì đi khám để tìm nguyên nhân điều trị, nhiều phụ nữ trục trặc trong hôn nhân do bệnh này.
Như chị Thủy, 25 tuổi, quan hệ đau đớn nên ngại gần cಞhồng. Đ𒈔ến viện khám, vùng kín của chị không viêm nhưng phản ứng co thắt âm đạo. Kết quả xét nghiệm hormone nội tiết, chỉ số dự trữ buồng trứng (AMH) bình thường. Bác sĩ chẩn đoán chị bị táo bón mạn tính do co thắt hậu môn không điều trị đúng cách, biến chứng sang co thắt âm đạo. Khi lập gia đình, bệnh cản trở sinh hoạt vợ chồng, gây khó có con.
Hệ thống cơ sàn chậu có chung hệ thần kinh vận động. Do đó, rối loạn cơ thắt hậu môn tổn thương🔜 liên đới đến cơ âm đạo. Vùng ống âm đạo siết chặt vô thức không theo ý muốn khiến người bệnh không tự điều chỉnh giãn cơ.
Bác sĩ tư vấn tâm lý và vật lý trị liệu gồm bài tập giãn cơ sàn chậu, với sự hỗ trợ kích thích điện cho chị Thủy. Vợ chồng chị được bác sĩ hướng dẫn canh trứng, quan hệ và có thai tự nhiên, sinh con qua ngả âm đạo. Các hor꧃mone thai kỳ làm mềm các cơ âm đạo, cải thiện tối đa tình trạng co th✨ắt. Sau sinh, chứng co thắt khỏi, không cần điều trị thêm.
Giống chị Thủy, chị Nga 33 tuổi, lấy chồng ba năm nhưng chưa từng quan hệ thành công. Vợ chồng chị Nga cùng đi khám, bác sĩ chẩn đoán chị bị rối loạn co thắt 🐲âm đạo. Kết quả xét nghiệm kiểm tra nguyên nhân hiếm muộn của hai vợ chồng không tìm thấy bất thường tử cung, trứng, tinh trùng, không có bệnh lý phụ khoa hoặc tắc vòi trứng. Vợ chồng chị Nga không tìm được yếu tố gây vô sinh, ngoài việc không quan hệ tình dục được do chứng co thắt âm đạo nặng của𒅌 chị. Bác sĩ tư vấn thụ tinh ống nghiệm.
Theo bác sĩ Tâ𒁃m, hỗ trợ sinh sản cho♏ bệnh nhân mắc hội chứng co thắt âm đạo không dễ. Tình trạng này có thể ảnh hưởng đến quá trình chọc hút trứng, chuyển phôi hoặc một số thủ tục khám, siêu âm... do đều tiếp cận qua ngả âm đạo.
Người phụ nữ thường gồng, co cứng, căng thẳng tâm lý khi bác sĩ khám âm đạo. Trường hợp 🧔chị Nga, bác sĩ phải gây mê mới có thể chuyển phôi. Chị sinh con sau khi thụ tinh ống nghiệm. Sau sinh, chị đã hết co thắt âm đạo.
Bác sĩ Tâm cho biết trong năm 2022, bệnh viện Tâm Anh điều trị hỗ trợ sinh sản cho vài cặp đôi không thể quan hệ do vợ mắc chứng co thắt âm đạo. Năm 2023, số ca tăng gấp đôi do chị em chủ động tìm đến khám hiếﷺm muộn tại IVF Tâm Anh nhiều hơn. Trung tâm Sản Phụ khoa của bệnh viện cũng điều trị hàng chục trường hợp. Phụ nữ đến khám với bệnh cảnh đa dạng, nh🌞ưng có hai triệu chứng điển hình dễ nhận diện như co thắt hậu môn gây biểu hiện rối loạn đại tiện, co thắt âm đạo dẫn đến đau khi "yêu".
Hiện, nguyên nhân chưa được giải thích cụ thể trên từng người bệnh bị co thắt âm đạo. Các chuyên gia cho rằng nguyên nhân có thể xuất phát từ yếu tố tâm lý hoặc bệnh lý như rối loạn hoạt động thần kinh cơ vùng chậu, nhiễm trùng.
Trong số bệnh nhân đến bệnh viện điều trị, một nửa phụ nữ chưa sinh con. Trường hợp sinh nở, thường mắc bệnh nhẹ hơn. Họ vẫn xuất hiện co thắt âm đạo do chấn thương vùng này, tiꦉền mãn kinh, thiếu hụt nội tiết tố hoặc nhiễm trùng gây dính âm đạo. Tùy nguyên nhân gây , bác sĩ có phác đồ đ༺iều trị thích hợp.
Tuệ Diễm
* Tên bệnh nhân đã được thay đổi
Độc giả đặt câu hỏi về bệnh sản phụ khoa tại đây để bác sĩ giải đáp |