ThS.BS.CKII Trần Thị Thúy Hằng - Trưởng khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết, rối l🅷oạn giọng nói là tình trạng khiến giọng nói của người bệnh thay đổi khác thường so với trước đây. Khi gặp phải tình trạng này, người bệnh có thể nhận thấy những biến đổi của một hoặc nhiều đặc tính của giọng nói như rối loạn tần số, cường độ, âm sắc hay chất lượng gꦚiọng nói.
Rối loạn giọng n🌼ói được chia thành🍷 nhiều loại, bao gồm:
Viêm thanh quản: xảy ra khi dây thanh âm bị kích thích và sưng lên, khiến người bệnh bị khàn giọng, thậm chí mất giọng. Viêm thanh quản cấp tính thường do virus đường hô hấp trên gây ra, chỉ diễn ra trong vòng một vài tuần. Trong khi đó, viêm thanh quản mạn tính, kéo dài lâu hơn và đa phần đều liên quan đến bệnh lý như ho mạn tính, hen💫 suyễn hoặc trào ngược dạ dày thực quản.
Liệt dây thanh âm: nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể do dây thần kinh thanh quản bị🀅 ảnh hưởng bởi nhiễm trùng, chấn thương khi phẫu thuật, đột quỵ hoặc ung thư.
Chứng khó phát âm do co thắt: là bệnh lý thần kinh tác động lên hoạt động của dây thanh âm, khiến các cơ ở thanh quản co thắt không tự chủ. Điều này có thể khiến cho giọng nói trở nên run rẩyꦛ, đứt quãng, yếu giọng, khàn tiếng...
Polyp, hạt xơ hay u nang thanh quản: là những tổn thương lành tính của dây thanh. Sự hình thành các tổn thương꧟ này làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của dây thanh âm, khiến giọng nói bị thay đổi.
Ung thư thanh quản: là khối u ác tính của dây thanh, phổ biến nhất là ung thư biểu mô thanh quả♎n. Loại ung thư này có thể gâ🍬y rối loạn giọng nói, làm giọng trở nên khàn đặc kéo dài, có thể gây khó thở.
Bác sĩ Trần Thị Thúy Hằng cho biết, triệu chứng của rối loạn giọng nói khá rõ ràng, bạn có thể nhận ra ngay những thay đổi bất thường như giọng nói run rẩy, ngắt quãng, không ổn định; giọng nói yếu, thều thào; giọng nói nghe miễn cưỡng, căng thẳng hoặc bị rè; giọng nói quá cao, quá trầm hoặc thay đổi giọng n🀅ói theo từng thời điểm trong ngày; khàn giọng; mất giọng.
Nguyên nhân
Theo bác sĩ Thúy Hằng, khi nói chuyện, không khí từ phổi đẩy lên và đi qua hai dây 🔯thanh âm. Dây thanh âm có 🐽tính đàn hồi nằm bên trong thanh quản. Khi có luồng khí đi qua, dây thanh âm bị kéo lại gần nhau hơn, rung lên và tạo ra âm thanh.
Để âm ꦚthanh phát ra bình thường khi nói, các dây thanh âm cần hoạt động nhịp nhàng bên trong thanh quản. Bất cứ điều gì cản trở chuyển động hoặc sự tiếp xúc của các dây thanh âm đều có thể gây ra rối loạn giọng nói. Các nguyên nhân có thể gây ra rối loạn này bao gꦿồm:
Nó quá nhiều, nói toಌ: khi bạn nói quá nhiều, la hét hoặc ho kéo dài sẽ làm căng hoặc gây hại cho dây thanh âm. Hút thuốc và hắng giọng liên tục cũng khiến dây thanh âm bị căng, xơ hóa hoặc tăng trưởng bất thường.
Bất thường trong cấu trúc thanh quản: các bất thường này có thể là bẩm sinh (màng chân vịt, r𝓰ãnh lõm dây thanh...) hoặc mắc phải (chấn thương thanh quản, sẹo ♒hẹp đường thở...) làm ảnh hưởng đến giọng nói của bạn.
Viêm và phù nề dây thanh: phẫu thuật, bệnh lý đường hô hấp, dị🍬 ứng, trào ngược dạ dày thực quản, tiếp xúc hóa🤪 chất, hút thuốc, uống nhiều rượu, có thể gây viêm, sưng tấy, ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của dây thanh âm.
Những tổn thương lành tính hoặc ác tính ở thanh quản: những tổn thương lành tính như u nang, u nhú, u hạt, hạt xơ hoặc polyp có thể hình thành trên dây thanh âm, ngăn c🧔ản hoạt động bình thường của dây thanh.
Các vấn đề về dây thần kinh kiểm soát giọng nói: một số bệnh lý có thể ảnh hưởng đến các dây thần kinh kiểm soát dây t🍷hanh âm, bao gồm bệnh đa xơ cứng, bệnh nhược cơ, bệnh Parkinson, hội chứng xơ cứng teo cơ một bên (ALS), bệnh Huntington... Các dây thần kinh cũng có thể bị tác động do các cuộc phẫu thuật trước đó.
Rối loạn nội tiết tố: các ꩲrối 🐎loạn ảnh hưởng đến hormone tuyến giáp, hormone sinh dục và hormone tăng trưởng có thể gây ra rối loạn giọng nói.
Các vấn đề về tâm lý: đặc điểm của giọng nói cũng có thể bị ảnh hưởng bởi các tác nhân gây căng thẳng tâm lý hoặc𒁏 các vấn đề ♓tâm lý hay tâm thần khác.
Bên cạnh đó, các yếu tố như hút thuốc, nghiện rượu, caffeine, trào 🔜ngược dạ dày hay do tính chất công việc cũng có thể dẫn đến rối loạn giọng nói.
Phương pháp chẩn đoán và điều trị
Theo bác sĩ Thúy Hằng, có nhiều 🌺phương pháp chẩn đoán rối loạn giọng nói:
Khám lâm sàng: bác sĩ sẽ hỏi về các triệu chứng mà người bệnh gặp phải cũng như lắng nghe người bệnh phát âm để đánh giá tình trạng rối loạn giọng. B💝ác sĩ cũng có thể tiến hành kiểm tr🧜a kỹ hơn các chức năng phát âm của thanh quản bằng cách nội soi thanh quản.
Cận lâm sàng: bác sĩ có thể chỉ định một số kiểm tra cận lâm sàng cần thiết𒉰 để hỗ trợ cho việc chẩn đoán rối loạn giọng như: nội soi hoạt nghiệm thanh quản, phân tích âm của giọng nói; đo điện cơ thanh quản hoặc một số chẩn đoán hình ảnh như chụp MRI, CT scan... nếu cần thiết.
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây rối loạn giọng mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp nhấtꦏ cho người bệnh. Bác sĩ Thúy Hằng chia sẻ, nguyên tắc của điều trị tình trạng này là bảo tồn cấu trúc giải phẫu tối đa, khôi phục chức năng thanh quản, tập trung điều trị nguyên nhân gây rối loạn giọng và có biện pháp dự phòng nhằm ngăn ngừa tái phát.
Điều trị bằng thuốc (điều trị nội khoa)
Một số nguyên nhân gây rối loạn giọng có thể được điều trị hiệu quả thông qua các loại thuốc như: thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm; steroid và các loại thuốc chống viêm khônཧg steroid; thuốc điều trị tình trạng dị ứng...
Thuốc điều trị rối loạn giọng nói có thể dùng đường uống, tiêm hoặc xịt họng, khí dung họng thanh quản. Người bệnh cần tuân thủ chỉ định dùng thuốc của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý thay đổi liều lượng hoặc sử dụng♒ thuốc khi chưa cóไ sự đồng ý của bác sĩ.
Trị liệu giọng nói - ngôn ngữ
Phương p🦩háp trị liệu giọng nói - ngôn ngữ, còn gọi là phương pháp luyện giọng được chỉ định các trong trường hợp rối loạn giọng do chức năng mà không có tổn thương thực thể dây thanh..; trị liệu giọng nói trước và sau phẫu thuật thanh quản; hỗ trợ điều trị rối loạn giọng do nguyên nhân thần kinh.
Phẫu thuật điều trị rối loạn giọng nói
Phương pháp này được chỉ định trong trường hợp bệnh nhân bị tổn thương lành tính ở dây♍ thanh âm; các bất thường trong cấu trúc dây thanh nhưng không chỉ định điều trị bảo tồn; rối loạn giọng từ nguyên nhân thần kinh, đã điều trị bảo tồn nhưng không đạt hiệu quả; rối loạn giọng do chấn thương nghiêm trọng, làm gãy vỡ, lệch khung sụn thanh quản...
Cách phòng ngừa
Nếu biết cách bảo vệ giọng nói, bạn sẽ phòng tránh được rối loạn giọng và giữ được chất giọng ngọt ngào, tr🔯ong rõ. Bác sĩ Thúy Hằng khuyên chúng ta có thể thực hiện những điều sau để bảo vệ giọng nói.
Bạn nên tránh lღạm dụng giọng nói; bỏ hút thuốc lá; luôn giữ ẩm cho cổ họng bằng cách uống nhiều nước lọc, nước trái cây; hạn chế caffeine, rượu bia vì những thức uống này có thể khiến bạn dễ bị mất nước hơn. Cố gắng điều chỉnh độ ẩm cho không gian nhà ở và nơi làm việc từ 30% trở lên; chủ động phòng tránh các bệnh lý có thể gây rối loạn giọng như viêm họng, viêm thanh quản, trào ngược dạ dày thực quản... cũng rất cần thiết.
"Rối loạn giọng nói do nói nhiều, nói to hoặc do viêꦡm họng, viêm thanh quản cấp sẽ điều trị ổn trong 1-2 tuần. Tuy nhiên, nếu tình trạng khàn tiếng, thay đổi đặc điểm giọng nói tồn tại hơn 3 tuần, không thể loại trừ nguyên nhân do các bệnh lý nguy hiểm gây ra. Bệnh nhân cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế có chuyên khoa Tai Mũi Họng, thăm khám với bác sĩ chuyên về thanh học để được nội soi thanh quản tìm nguyên nhân, có thể phát hiện các tổn thương dây thanh và điều trị kịp thời phục hồi giọng nói", bác sĩ Thúy Hằng nhấn mạnh.
Dung Nguyễn