Các nghiên cứu cho thấy nCoV xâm nhập vào cơ thể theo đường h💟ô hấp nhưng có khả năng gây tổn thương đường tiêu hóa. Covid-19 tấn công hệ tiêu hóa bằng cách gắn các gai glycoprotein của virus vào các thụ thể của hệ thống men chuyển angiotensin 2 (ACE 2). Khi virus tấn công, các mô ở cơ quan tiêu hóa bị tổn thương, đồng thời ACE 2 khiến cơ thể giảm hấp thu axit amin có lợi, gây loạn khuẩn đường tiêu hóa, đau bụng, tiêu chảy.
Bác sĩ, Tiến sĩ Vũ Trường Khanh, Trưởng khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội, ꦉcho biết người bệnh thiếu oxy có thể làm giảm lưu lượng máu, cản trở hoạt động tiêu hóa thức ăn và hấp thu chất dinh dưỡng, gây rối loạn. Ngoài ra, virus này cũng làm tổn thương gan, hạn chế sản xuất dịch mật, chán ăn ho❀ặc các vấn đề khác liên quan như nôn, buồn nôn.
Người bệnh có thể rối loạn tiêu hóa kéo dài, ngay cả khi virus đã được đào thải khỏi cơ t꧟hể. Điều này là do niêm mạc đường tiêu hóa tổn thương, chưa kịp hồi phục.
Một số trường hợp kết thúc giai đoạn nhiễm bệnh cấp tính, các mảnh virus có thể còn lưu lại, khiến hệ miễn dịch tiếp tục hoạt động, kích hoạt giải phóng cytokine gây viêm. Nhiễm trùng, phản ứng viêm là🤪m mất cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột, dẫn đến rối loạn. Các triệu chứng tiêu hóa có thể kéo dài khi viêm mạn tính.
Tiến sĩ Khanh chia sẻ thêm căng thẳng do nhiễm bệnh cũng có thể ức chế 🎉hệ thần kinh trung ương và hormone dẫn truyền thần kinh serotonin trong trục não - ruột, dẫn đến vấn đề đường ruột. Một số trường hợp sử dụng thuốc kháng virus, steroid điều trị Covid-19 cũng khiến tiêu hóa rối loạn. Triệu chứng tiêu hóa nặng hay nhẹ tùy mức độ nghiêm trọng, tình trạng tiêm chủng, biến thể virus.
Nhiều bệnh nhân Covid-19 gặp biến chứng đường tiêu hóa khi nhiễm loại virus này. Các dấu hiệu phổ biến như chán ăn, trào ngược axit, buồn nôn, đầy bụng, đau bụng, tiêu chảy. Covid-19 còn làm rối loạn bài tiết men tiêu hóa, axit ở đường tiêu hóa, dẫn đến loét dạ dày hoặc xuất huyết tiêu hóa.
Theo tiến sĩ Khanh, người bệnh cần nghỉ ngơi,🦹 ăn uống lành mạnh, đủ chất d♔inh dưỡng để tránh suy nhược cơ thể. Nên ăn đúng giờ, chia nhỏ các bữa ăn, ăn chậm, nhai kỹ, tránh ăn khuya, bữa tối cần cách giờ ngủ ít nhất ba tiếng. Uống đủ nước giúp cải thiện chức năng tiêu hóa.
Người bệnh ưu tiên ♒thực phẩm dễ tiêu hóa, dễ hấp thu, chứa nhiều lợi khuẩn, men vi sinh hoặc giàu chất xơ, axit béo omega-3 để cải tăng cường miễn dịch.
Thực phẩm kích thích, làm tổn thương đường tiêu hóa như bia rượu, cà phê, nước ngọt có gas, thực phẩm cay nóng nên tránh. Đồ ăn nhiều chế biến sẵn, nhiều dầu mỡ cũng tạo áp lực lên dạ dày, đại tràng, cần hạn chế. Sản phẩm chứa nhiều muối, đườ༒ng có thể làmꦜ giảm phản ứng miễn dịch, tăng nguy cơ nhiễm trùng, nên cân nhắc khi dùng.
Tiêu chảy, nôn mửa kéo dài có thể gây mất nước. Người bệnh nên bổ sung nước, điện giải bằng dung dịch oresol pha đúng hướng dẫn. Một số thuốc giảm tiêu chảy, mất nước, điện giải. Tuy nhiên, thuốc có thể có tác dụng phụ, chống chỉ định với người suy gan, thận. Người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước🦄 khi sử dụ🌸ng.
Người bệnh cần lắng nghe cơ thể, hạn chế căng thẳng, lo lắng. Tập thể dục thể thao thường xuyên kh🅘ông chỉ giúp tinh thần tỉnh táo, giảm stress mà còn tăng cường trao đổi chất, đốt cháy calo, cải thiện sức khỏe tổng thể.
Khi âm tính với nCoV nhưng rối loạn tiêu hóa diễn tiến kéo dài, người ꦚbệnh cần đi khám chuyên khoa tiêu hóa để được chẩn đoán triệu chứng do bệnh thông thường hay di chứng Covid.
Trịnh Mai
Độc giả có thể đặt câu hỏi về bệnh tiêu hóa tại đây để được bác sĩ giải đáp.