Vợ chồng bà Hương có gần ba hecta rẫy trồng cà phê, bắp, sầu riêng, tiêu. Năm 25 tuổi, bà sinh con vào mùa thu hoạch, ẵm c🎐on theo chồng lên rẫy phụ việc. "Mỗi bao cà phê nặng 30-50 kg, có n𝔍gày tôi vác 10 bao đi bộ cả cây số", bà nhớ lại.
Không lâu sau, bà bị són tiểu khi ho, cười, không đi khám vì nghĩ phụ nữ mới sinh dễ gặp tình trạng này. Bà chữa bệnh theo bài thuốc dân gian nhưng không hiệu 𒁃quả.
Khi sinh con thứ hai, số lần sónꦡ tiểu tăng lên khoảng 10 lần mỗi ngày, khối sa thập thò ở cửa âm đạo. Bác sĩ khuyên tập thể dục, kiêng việc nặng, nhưng bà vẫn phải tiếp tục công việc làm nông.
Hiện tình trạng nặng hơn, bà đến Bện❀h viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM khám. Ngày 3/1, BS.CKII Nguyễn Bá Mỹ Nhi, Giám đốc Trung tâm Sản Phụ khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết bà sa tử cung độ 4 (độ nặng nhất), toàn bộ tử cung chui ra ngoài âm đạo. Khối sa quá to, chèn bàng quang khiến bà đi tiểu nhiều, viêm âm đạo.
Bệnh này thường xuất hiện ở phụ nữ sinh nở nhiều lần. Phụ nữ sinh ít nhưng lao động nặng sau khi sinh thay vì phải nghỉ ngơi, kiêng cử cũng có nguy cơ. Mang vác nặng khiến cho vùng đáy chậu phải chịu áp lực nhiều, 𝐆gây tổn thương và dẫn đến sa tử cung. Nhóm phụ nữ mãn kinh, lớn tuổi cũng có nguy cơ mắc bệnh cao vì dây chằng giữ các cơ quan bị lão hóa theo thời gian.
Bác sĩ Mỹ Nhi cho rằng bà Hương sa tử cung sau sinh, trong đó công việc làm nông, nâng vác vật nặng, không kiêng cữ sau sinh là yếu tố thúc đẩy. Một nghiên cứu 102 phụ nữ ở hai nước Tanzania và 🌺Nepal cho thấy mối liên quan giữa nguy cơ sa cơ quan vùng chậu khi phụ nữ mang vác nặng biểu hiện các triệu chứng khó chịu ở vùng bụng dưới, đau xương chậu, tiểu không tự chủ...
Việt Nam chưa có nghiên cứu ảnh hưởng này đến cơ quan 🌠vùng chậu ở phụ nữ. Song, ghi nhận tại , khoảng 50% phụ nữ đến khám sa sàn chậu từn🐲g lao động nặng như phụ hồ, làm nông, công nhân khai thác cát, đá..., theo bác sĩ Mỹ Nhi.
Thống kê tại Mỹ, khoảng 50% phụ nữ trên 40 tuổi bị rối loạn chức năng sàn chậu với biểu hiện són tiểu. Khoảng♔ 40% phụ nữ trên 50 tuổi bị rối loạn chức năng sàn chậu với triệu chứng sa tử cung, sa bàng quang và sa trực tràng.
Theo bác sĩ Mỹ Nhi, sa cơ quan vùng chậu có tác hại đến sức khỏe, tâm lý và tinh thần phụ nữ. Phụ nữ bị só👍n tiểu, tiểu khó, tiểu nhắt, nhiễm trùng tiểu, đau khi quan hệ tình dục, rối loạn đại tiện...
Nếu sa giai đoạn đầu, phụ nữ có thể kiêng làm việc nặng, nhất là giai đoạn sau sinh, tăng cường tập bài tập siết cơ vùng chậu. Nếu sa ở mức vừa, bác sĩ có thể thực hiện thủ thuật Laser khít hẹp âm đạo, rút khối sa vào trong âm đạo, đặt vòng nâng Pessary đẩy khối sa được giữ yên trong âm đạo. Khi bệnh nặng🦩 hơn, tức khối sa ra hẳn ngoài âm đạo ph🅺ải phẫu thuật bằng các phương pháp đặt giá đỡ nhân tạo, khâu sửa thành âm đạo, cắt tử cung qua ngả âm đạo hoặc phẫu thuật nội soi treo nâng các tạng bị sa.
Trường hợp bà Hương, bác sĩ sử dụng phương pháp phẫu thuật nội soi đặt lưới nhân tạo cố định tạng chậu vào dải chậu lược hai bên. Trước đây, với những bệnh nhân nặng thường được xử trí bằng phương ꦇpháp phẫu thuật cắt tử cung đường âm đạo hoặc mổ đường bụng. Hiện, phương pháp đặt lưới nâng nhân tạo khâu treo có thể thay thế hệ thống dây chằng nâng đỡ tử cung, bàng quang, bảo tồn các cơ quan vùng chậu, theo bác sĩ Mỹ Nhi.
Sau ba ngày phẫu thuật, bà ngủ ngon, cải thiện 95% tình trạng♎ són tiểu, khỏe mạnh xuất viện.
Bác sĩ khuyến cáo người bệnh sau phẫu thuật cần kiêng lao động nặng. Vì hệ thống dây chằng nhân tạo vẫn có thể sa trễ nếu người bệnh tiếp tục 🍬lao động nặng trong thời gian dà🀅i.
Tuệ Diễm
* Tên bệnh nhân đã được thay đổi
Độc giả gửi câu hỏi về bệnh phụ khoa tại đây để bác sĩ giải đáp |