Trong bối cảnh sách giáo khoa được cho là giá cao, gây khó khăn cho nhiều gia đình, Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa đề xuất sử dụng ngân sách nhà nước mua sách giáo khoa, đưa vào thư viện trường, cho học sin𓆏h mượn, sử dụng nhiều lần.
Cá nhân tôi lại không nghĩ rằng việc không bắt buộc học sinh phải mua sách giáo khoa sẽ giúp giảm lãng phí. Hiện nay, bộ sách giáo khoa giá cao nhất khoảng trên dưới 200.000 đồng, so với các chi phí khác của học s👍inh là không cao, chỉ bằng một buổi học thêm của trẻ thành phố.
Trong khi đó, một bộ sách giáo khoa qua bao nhiêu năm nghiên cứu và biên tập, giá tăng chưa đến gấp đôi so với 20 năm trước (khi bát phở có giá 5.000 đồng, giờ đã là 50.000 đồng), còn chất lượng sách thì rõ ràng tăng lên rất nhiều. Thế nên, tôi thấy mức giá này so với chất lượng thực tế của sách không có gì là quá đáng cả. Tất nhiên, nếu cắt giảm được thêmꦺ giá thành thì càng tốt hơn. Còn đối với học sinh những khu vực khó khăn, chúng ta nên có biện pháp🅘 hỗ trợ riêng, như cơ chế giảm giá sách (thông qua đăng ký mua sách tại trường)...
Tôi cho rằng, chi phí cho sách giáo khoa tăng quá cao ở một số trường, phần lớn là do khối lượng tài liệu tham khảo, sách tùy chọn. Nói là không bắt buộc nhưng có một thực tế là nhiều trường và giaó viên hằng năm vẫn kê danh sách các loại sách tham khảo một cách vô tội vạ, và "khuyến nghị" học sinh mua (dù đôi khi cũng chẳng học đến). Đặc biệt là những năm đầu cải cách, sách tham khảo chất lượng cực kỳ tệ do hiệu đính sơ sài, 🦹lỗi chính tả, lỗi kiến thức và lời giải sai.
Đương nhiên, học sinh và phụ huynh làm sao biết được năm sau các con sẽ học gì, nên phần lớn đều mua theo khuyến nghị của trường, gi💞áo viên, gây nên lãng phí và chi phí tăng cao. Nꦯếu sách giáo khoa trở thành không bắt buộc thì số lượng sách và sách tham khảo có khi sẽ trở thành vô biên. Trong khi đó, về chất lượng, liệu chúng ta đã có đủ nguồn lực để kiểm soát hết chưa? Như vậy là vừa lãng phí vừa khó kiểm soát chất lượng sách và chương trình học của các trường.
>> Sách giáo khoa dùng một năm đã bỏ
Tôi nghĩ rằng, quan trọng hơn cả việc lãng phí sác༒h là cách dùng sách như thế nào cho có h𒅌iệu quả cao nhất? Học sinh có đọc hết kiến thức chưa? Đúng là mỗi người dùng sách một kiểu. Riêng tôi, những năm cấp ba, tôi vẫn viết đầy ra sách. Sách đầy kiến thức quan trọng mà tôi ghi lại. Sau đó, tôi cho em họ để tham khảo dù nó cũng có sách mới. Thế nên, tôi thích mua sách hơn là mượn.
Có nhiều em chỉ nghe thầy cô giảng và nghĩ sách giáo khoa không có gì đáng giá, nên ngay cả khi có được tặng sách cũng chỉ nặng túi. Cũng có người lại đọc từng chữ, trả lời từng câu trong sách, thì dù có phải bỏ hàng trăm nghìn mua sách, họ thấy cũng thấy đáng. Sách giáo🌌 khoa ✤của tôi ngày xưa bị gạch xóa xanh đỏ, viết lưu ý đầy sách, như nó lại là bảo bối cho các em khóa sau.
Có ý kiến muốn đưa tất cả tài liệu thành dạng online, nhưng tôi cho rằng chưa chắc đã giúp tránh lãng phí, đặc biệt là với học sinh khu vực nông thôn. Bởi vì tỷ lệ các em và giꦍa đình có máy tính⛎ để học còn rất thấp, việc in tài liệu cũng khó, mà nhà trường thì không đủ nguồn lực. Như vậy, mỗi cháu, mỗi gia đình phải có máy tính riêng mới học được. Khi đó, chi phí mua một cái máy tính để các em dùng thường xuyên còn lớn hơn nhiều mua một bộ sách giáo khoa.