Trong các bài viết về cải cách sách giáo khoa, tôi tâm đắc nhất với phát biểu "Cải cꦡách sách giáo khoa - bê kiến th💫ức lớp trên xuống lớp dưới". Đem so chương trình mới bây giờ với chương trình học cũ của chúng tôi ngày xưa, quả thật là như vậy. Có vẻ như các nhà cải cách muốn học sinh phổ thông phải học trước chương trình đại học ở mọi ngꦫành nghề khác nhau. Trong khi đó, chương trình đại học, nơi cần được cải cách liên tục🍰 để đáp ứng nhân lực cho nhu cầu của xã hội thì gần như không thay đổi.
Cải cách giáo dục🗹 của chúng ta có vẻ đang theo kiểu cải cách ngược. Học sinh cấp ba gần như phải học toàn bộ chương trình đại cương năm nhất của bậc đại học, bất kể ngành nào. Học đi học lại như vậy quá mức lãng phí thời gian. Đại cương của khối kỹ thuật khác, khối kinh tế khác, khối y dược khác, khối khoa học xã hội khác, nhưng học sinh cấp ba phải học hết. Tính ra, học đại học còn nhẹ nhàng hơn học THPT.
Đại học và phổ thông là hai chuyện khác nhau. Đại học thuộc về Đào t🗹ạo, phổ thông thuộc về Giáo dục. Đại học dạy nghề nghiệp và đạo đức nghề nghiệp. Phổ thông dạy cách làm người và đạo đức xã hội. Đại học đào tạo nhân lực, phổ thông giáo dục công dân. Từ đó suy ra, đại học không phải là phổ thông cấp bốn, không phải là sự nối dài của chương trình phổ thông. Từ sự phân biệt này, người ta đã cải cách lại giáo dục và đào tạo.
Học sinh thi tốt nghiệp phổ thông xong, điểm thi được dùng để tuyển sinh đầu vào đại học. C🅘hương trình đại học hoàn toàn không dính dáng gì đến kiến thức phổ thông nữa mà tập trung tìm hiểu nhu cầu của xã hội để đào tạo nhân lực đáp ứng với nhu cầu ấy. Từ thực trạng trên, chúng ta nên trả lại những kiến thức phổ thông hiện nay về vị trí vốn có của nó. Thời lượng giảng dạy dôi dư ra tập trung vào đào tạo kỹ năng mềm, tăng cườn🦹g đào tạo ngoại khóa. Đạo đức học sinh kém vì học không đi đôi với hành.
Kỹ năng mềm là kỹ năng gì? Ví dụ, kỹ năng xã giao, quan hệ giữa học sinh và học sinh, giữa học sinh và thầy cô. Chương trình ngoại khóa là chương trình gì? Thể thao🙈, âm nhạc, mỹ thuật, văn chương, kỹ thuật... ai thích chương trình nào thì tự đăng ký học chương trình đó. Thể thao phải là những môn có tính chất đồng đội để gắn bó học sinh với nhau. Âm nhạc phải biết sử dụng ít nhất một loại nhạc cụ và biết phối hợp biểu diễn nhiều người. Đại loại như vậy.
Từ đó sẽ hình thành nên thể thao chuyên nghiệp, âm nhạc chuyên nghiệp... Những thứ gọi là chuyên nghiệp này phải có nhà tài trợ, huấn luyện, phát hiện tài năng. Người này gọi là ông bầu. Chúng ta có rất nhiều siêu sao, idol, diva 'tự phong' (chẳng hiểu do ai phát h𝔉iện, tài trợ, huấn luyện từ nghiệp dư thành chuyên nghiệp). Chúng ta có một thị trường âm nhạc bát nháo, lộn xộn với ca sĩ không biết một nốt nhạc nào, hát lệch tông, lạc bè, ban nhạc chơi sai nhịp và khán giả vô tư vỗ tay cổ vũ. Bởi vì nhạc lý không nắm, nhạc cụ không rành nên ca khúc quanh đi quẩn lại cũng chỉ bolero và pop, hết sức đơn điệu. Loại hình âm nhạc cao cấp hơn thì không kinh doanh được vì khán giả không biết nghe.
>> 'Bón thúc' trẻ lớp 1 bằng những cuốn sá⛎ch giáo khoa khô khan
Đây mới chỉ nói riêng về âm nhạc, còn vô số loại hình giải trí nghệ thuật khác. Lâu lâu ở đâu đó xây tượng đài, tính mỹ thuật như thế nào chưa thấy ai phê bình, toàn phê phán chi p෴hí tốn kém. Vì họ biết gì mà phê bình? Làm gì có kiến thức mỹ thuật mà phê bình? Nghệ thuật đi xuống thì mọi mặt đời sống đi xuống, bao gồm cả đạo đức xã hội. Đến mức, đọc sách là thói quen mà ở nước ngoài ngư♌ời ta xem như ăn cơm, uống nước, hít thở thì ở ta có vẻ như nhiều người cả đời chưa cầm đọc quyển sách nào ngoài sách giáo khoa.
Văn học đi xuống kéo theo sân khấu phim ảnh cũng xuống theo (không có văn học h꧅ay, lấy đâu ra kịch bản hay). Kết quả là hài nhảm lên ngôi. Tôi không biết nghe nhạc này, không đọc được sách dày, thậm chí đá bóng cũng không biết xem, chỉ biết reo hò mừng thắng lợi... Bởi vì không biết chơi thể thao nên thi đấu các môn thể thao khác ngoài bóng đá cũng chẳng có mấy người xem.
Có cღhơi thể thao mới biết những động tác kỹ thuật của VĐV các cấp khó đến mức nào? Người ta có thể bỏ tiền vào xem thi đấu thể thao từ giải nghiệp dư đến chuyên nghiệp rồi mới đến đội tuyển chủ yếu để thưởng thức những động tác kỹ thuật mà họ không làm được. Ta thì chỉ có đội tuyển mới xem, cũng không phải là xem động tác kỹ thuật hay mức độ kịch tính trong thi đấu, mà xem cái kết quả để có dịp reo hò.
Công dân không có nhu cầu 🌳giải trí, kinh tế làm sao phát triển? Người ta cố hết sức mở rộng càng nhiều ngành nghề càng tốt, nhiều ngành nghề không làm ra tiền nhưng không thể thiếu trongꩲ xã hội vẫn được nhà nước tài trợ lương bổng để tiếp tục duy trì. Càng nhiều ngành nghề, tính cạnh tranh cũng như áp lực công việc càng giảm. Còn ta, chỉ có vài ngành nghề, cả xã hội đổ xô vào học, dẫn đến nơi này thừa mứa nhân lực, nơi khác đốt đuốc kiếm không có.
Muốn xây dựng công nghệ cao nhưng không có nhân lực cấp cao thì phải làm sao? Công nghệ cao thì nhân lực thấp nhất phải có bằng kỹ sư hoặc tương đương. Bình thường không tìm ra việc cho những người này làm, không ai chịu học thì lấy đâu ra nhân lực cho công nghệ cao? Bởi vậy, Giáo dục – Đào tạo cùng với Y tế mới được xem là hai ngành chủ chốt củ𝐆a kinh tế xã hội. Hai ngành này không đi trước thì chẳng có ngành nào có thể tiên phong được cả.
>> Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm 168betvisa-slots.com. Gửi bài tại đây.