🦩Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Dengue gây ra, có thể gây thành dịch. Virus Dengue xâm nhập từ người bệnh sang người lành thông qua vết muỗi đốt từ muỗi vằn truyền bệnh có tên khoa học là Aedes aegypti và Aedes albopictus. Trong đó chủ yếu là do Aedes aegypti.
💜Bệnh xảy ra ở tất cả các nước nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới. Ở Việt Nam, bệnh lưu hành phổ biến ở cả 4 miền Bắc, Trung, Nam và Tây Nguyên, kể cả ở thành thị và vùng nông thôn. Bệnh xảy ra quanh năm nhưng thường bùng phát thành dịch lớn vào mùa mưa, nhất là vào các tháng 7, 8, 9, 10.
💧Trong 4 tháng đầu năm TP HCM có 4.500 ca sốt xuất huyết. Trong đó 109 ca nặng, hai ca tử vong, dự đoán dịch năm nay vào mùa và diễn biến phức tạp. Th.S.BS Lê Phan Kim Thoa - Trưởng khoa Nhi BVĐK Tâm Anh TP HCM thông tin, sai lầm trong quá trình chăm sóc có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
Chủ quan khi trẻ bị sốt
💟 cho biết, khoa Nhi BVĐK Tâm Anh tiếp nhận nhiều ca sốt xuất huyết, có thời điểm 90% bệnh nhân nằm ở khoa Nhi điều trị sốt xuất huyết. Thực tế, ý thức chủ quan khiến quá trình điều trị khó khăn, gây biến chứng không đáng có.
☂Theo chuyên gia, giai đoạn cao điểm của dịch Covid-19 đã từng có ca tử vong do sốt xuất huyết mà nguyên nhân là do sợ dịch không đi khám. Ngoài ra, có nhiều trẻ trì hoãn việc đi khám vì phụ huynh tự chẩn đoán bệnh cho trẻ. Có trường hợp trẻ sốt cao, người thân nghi ngờ bị Covid-19 nên tự cách ly tại nhà hoặc có những bé bị sốt sau chích ngừa Covid-19 lại tưởng là sốt do chích ngừa mà không đến bệnh viện sớm. Cá biệt, có trường hợp nhầm lẫn giữa sốt xuất huyết với sốt phát ban nên tự điều trị sai cách.
༒Theo bác sĩ Kim Thoa, khi trẻ sốt cao, phụ huynh nên cho trẻ đi thăm khám vì có rất nhiều nguyên nhân gây sốt ở trẻ em. Trẻ sốt xuất huyết thường sốt cao liên tục và không kèm các triệu chứng đường hô hấp như ho hay sổ mũi; trong khi nhiễm Covid-19, trẻ có thể sốt cao hay sốt nhẹ, và kèm triệu chứng ho, chảy mũi, nghẹt mũi... Mặc dù có sự khác biệt giữa các bệnh như sốt xuất huyết, nhiễm Covid-19 nhưng cả 2 bệnh đều do siêu vi nên giai đoạn sớm bệnh có thể biểu hiện khá giống nhau.
ꦑ"Để biết chính xác có phải trẻ sốt xuất huyết hay không, trẻ cần được thăm khám và làm xét nghiệm. Ngoài xác định được bệnh, xét nghiệm máu còn giúp tiên lượng bệnh nhân nặng hay nhẹ. Do đó, dù người bệnh nghi ngờ mình bị bệnh gì, khi trẻ sốt cao khó hạ hay đã qua 48 tiếng mà trẻ vẫn còn sốt thì nên đi khám ngay", bác sĩ Lê Phan Kim Thoa nói thêm.
🍨Tại , trẻ bị sốt xuất huyết được điều trị theo phác đồ cá thể hóa, tùy vào tình trạng từng bé sẽ có những chỉ định phù hợp. Tùy tình trạng của từng bệnh nhân và viện dựa vào kết quả xét nghiệm máu, bác sĩ sẽ quyết định bệnh nhi có thể điều trị, theo dõi tại nhà hay cần theo dõi tại bệnh viện.
Tự điều trị tại nhà
ܫSau khi virus xâm nhập vào cơ thể qua muỗi đốt, trẻ sẽ trải qua thời gian ủ bệnh kéo dài từ 3-13 ngày tùy thuộc vào thể trạng, sức đề kháng của trẻ. Trong thời gian ủ bệnh, gần như không xuất hiện triệu chứng hoặc nếu có, triệu chứng cũng không rõ ràng. Ở giai đoạn khởi phát, trẻ sẽ sốt cao đột ngột, liên tục kèm nhức đầu, đau cơ, đau khớp, nhức hai hố mắt, một số trẻ có chán ăn, buồn nôn.
🤡Giai đoạn nguy hiểm, thường vào ngày thứ 3-7 của bệnh, trẻ có thể còn sốt hoặc đã giảm sốt. Biến chứng thường xảy ra trong giai đoạn này: trẻ đau bụng nhiều, liên tục hoặc tăng cảm giác đau nhất là ở vùng gan.
ꦕGiai đoạn này trẻ dễ bị xuất huyết da và niêm mạc như chảy máu cam, chảy máu chân răng, ói ra máu, đi cầu ra máu... Trẻ có cảm giác buồn nôn hay nôn ói, nặng hơn trẻ có biểu hiện vật vã, lừ đừ, li bì. Nếu vượt qua được giai đoạn nguy hiểm, trẻ sẽ vào giai đoạn phục hồi, trẻ khỏe dần lên, bắt đầu thèm ăn, đi tiểu nhiều hơn.
🐓Theo bác sĩ Kim Thoa, không phải cứ hết sốt là trẻ đã khỏi sốt xuất huyết. Thường thì khi trẻ bớt sốt vào ngày 3-7 của bệnh, bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn nguy hiểm.
😼Khi trẻ bị sốt xuất huyết, việc tuân thủ quy định của bác sĩ rất quan trọng. Có những trường hợp trẻ cần được thăm khám nhiều lần trong ngày để đánh giá diễn tiến bệnh và theo dõi các xét nghiệm. Gia đình không được chủ quan là sáng đã đi khám rồi thì chiều không cần khám nữa, điều này sẽ rất nguy hiểm vì trẻ không được can thiệp kịp thời khi trở nặng. Đặc biệt nếu trẻ không thăm khám để chẩn đoán sốt xuất huyết, phụ huynh sẽ không biết được thời điểm nào cần đi tái khám. Cha mẹ cũng không biết các dấu hiệu cần theo dõi để cho trẻ đi khám lại ngay nên không thể theo dõi sát sao tình hình của con, không có biện pháp đối phó kịp thời.
ജĐối với bệnh sốt xuất huyết, dù nhập viện sớm không cải thiện 100% tiên lượng nhưng chắc chắn sẽ tránh được tình trạng bệnh diễn tiến nặng và có nguy cơ gây ra biến chứng. "Do đó, trong mùa dịch, phụ huynh cần tìm hiểu về sốt xuất huyết để biết chăm sóc trẻ đúng cách, tránh những biến chứng nguy hiểm", bác sĩ Thoa chia sẻ.
Tuệ Diễm