Theo Cơ quan Sáng chế Hàn Quốc, Samsung được cấp sáng chế về một số hệ t♍hống cho phép sạc thiết bị điện tử không dây từ xa. Một trong số đó là Wireless Power Transmission Device, hỗ trợ sạc ở bất kỳ vị trí nào trong bán kính nhất định, tối đa b🥀a thiết bị. Các thiết bị hỗ trợ gồm smartphone, tai nghe và các sản phẩm có tính năng sạc không dây khác.
Giới công nghệ nhận định Samsung sẽ sớm phát triển và cho ra mắt thiết bị sạc từ xa trong tương lai gần. Cuộc đua này có các công ty như Xiaomi, Oppo hay Motorola đang tham gia.
Motorola hợp tác với GuRu để phát triển công nghệ sạc không dây không chạm cho các smartphone tương lai với khoảng cách sạc 9 mét. Hồi tháng 1/2021, Xiaomi công bố Mi Air Charge với khả năng truyền năng lượng không chạm và không dây tới các thiết bị trong phòng. Tháng 2/2021, Oppo giới thiệu "sạc qua không khí không cần cáp hay đế sạc". Cũng trong tháng đó, Aeterlink tại Tokyo giới thiệu Airplug với lời khẳng định có thể sạc cho các thiết bị trong phạm vi 20 mét. Những giải pháp trên đều thu hút sự chú ý của giới truyền thông, nhưng chưa công ty nào có🤪 kế hoạch đưa sản phẩm ra thị trường.
Thực tế, công nghệ sạc không dây đã có mặt trên thị trường nhiều năm, nhưng chưa đủ tiện dụng. Người dùng vẫn phải đặt máy lên đế sạc và đế sạc vẫn phải cắm vào ổ điện. Không ít người mơ đến một ngày có thể nạp năng lượng cho điện thoại thoải mái mà khôn🦂g phải lo tìm ổ cắm.
Dù được đánh giá là mang lại sự tiện lợi, sạc không dây từ xa cũng gây nhiều lo ngại. Trong đó, một số nhà khoa học cho rằng việc dùng công nghệ sạc này có thể tạo ra các điện tích có hại xung quanh và tác động ở mức độ nhất định tới con 🌼người. Những lĩnh vực khác m𓃲à mức sạc không dây có thể ảnh hưởng gồm hàng không, vận chuyển, quan sát thiên văn...
Các cơ quan quản lý Trung Quốc hiện quản lý khá gắt gao về sạc không dây. Bộ Công nghiệp và Công nghệ ꧑Thông tin Trung Quốc năm ngoái ban hành dự thảo "Quy định tạm thời về quản lý thiết bị sạc không dây vô tuyến", trong đó yêu cầu sạc không dây không vượt quá công suất 50 W, cũng như không gây nhiễu đến các thiết bị điện tử khác. Tuy n🎉hiên, đây chỉ là tài liệu sơ bộ và có thể được sửa đổi trong tương lai.
Bảo Lâm (theo GizChina)