Người dân ở ĐBSCL đang nhận hỗ trợ từ Chính phủ lẫn các tổ chức, doanh nghiệp ✨nhằm giảm thiểu thiệt hại do hạn, mặn gây ra. Tuy nhiên, khó khăn đối với người dân tại vựa lúa lớn nhất ꦐViệt Nam vẫn hiện diện, khi nhiều thách thức bủa vây cuộc sống của người dân nơi đây.
Thách thức từ thiên nhiên và con người
Sự khó khăn của người dân ĐBSCL đến từ nhiều yếu tố. Trong đó, hai nguyên nhân chính được cho là♈ tác động của biến đổi khí hậu và yếu tố con người.
Theo đó, tình trạng biến đổi khí hậu đã ảnh hưởng lớn đến người nghèo, chịu tác độnﷺg mạnh nhất là nhóm người nghèo ở khu vực nông thôn. Tình hình xâm nhập mặn và dịch bệnh khốc liệt từ đầu năm 2020 đến nay đã đẩy hàng triệu hộ dân tại ĐBSCL thêm khó khăn.
Theo tính toán của Ngân hàng Thế giới, đến năm 2050, nếu mựꦅc nước biển dâng 50 cm thì xâm nhập mặn sẽ gây thiệt hại hơn 500.000 ha đất trồng lúa. "Nỗi khổ thiên nhiên" là vấn đề dễ nhận thấy vì đã gây ảnh hưởng trực tiếp trên diện rộng.
Các chuyên gia nhận định, trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang gây ra những hệ quả không thể tranh cãi, việc con người học cách thích nghi và sáng tạo để vượt qua khó khăn là điều cần triển khai ngay. Để thay đổi chính cuộc sống hiện tại và vươn đến tương lai xán lạn hơn, nhiều chuyên gia cho rằng việc đầu tư cho giáo dục, đào tạo việc làm, nâng cao tay nghề, trình độ lao động... cho ngư🍎ời dân miền Tây đóng vai trò quan trọng. Đây cũng là cơ sở giúp cộng đồng 20 triệu dân ĐBSCL giảm phụ thuộc vào thiên nhiên.
Kết quả tổng điều tra dân số và nhà ở công bố ngày 1/4/2019 cho thấy, tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên biết chữ ở ĐBSCL là 94,2% trong khi bình quân cả nước là 95,8%. Còn tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên đã tốt nghiệp THPT tại đây cũng ở mức thấp nhᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚất nước, chỉ 11,3% (trong khi cả nước là 17,3%). Vì thế, ĐBSCL luôn đưꩵợc xem là "vùng trũng" về giáo dục.
Dù thời gian qua đã có nhiều cơ chế, chính sách được triển khai để hỗ trợ ĐBSCL đào tạo lao động nhằm đáp ứng yêu cầu của n🌃ền kinh tế hiện đại, phát triển. Thế nhưng, thực tế lực lượng lao động khu vực này vẫn còn yếu về trình độ, kỹ năng và tác phong công nghiệp. Thống kê tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên có trình độ chuyên môn kỹ thuật của ĐBSCL chỉ đạt 9,7%, thấp nhất cả nước.
Cơ hội vươn lên từ nội lực
Nhận thấy yếu tố con người là nguyên nhân, đồng thời là động lực tạo ra sự thay đổi từ nội tại mỗi gia đình, công ty bất đ💧ộng sản SonKim Land đã triển khai sáng kiến "Ngôi làng bền vững" và chọn xã Hưng Thạnh, huyện Tháp Mười (Đồng Tháp) thực hiện đầu tiên, từ đó nhân rộng sang các địa phương khác.
Nhằm giúp người dân phát triển đời sống, SonKim Land phối hợp tổ chức Habitat và UBND xã Hưng Thạnh lựa chọn hỗ trợ 26 hộ khó khăn sửa chữa, xây mới nhà và công trình vệ sinh nước sạch. Nhằm tạo điều kiện để người dân nghèo có ý chí, nỗ lực vươnജ lên, dự án không hỗ trợ hoàn toàn kinh phí xây dựng công trình mà thể hiện ở vốn vay ưu đãi trả chậm hoặc dùng nguồn vốn đối ứng từ gia đình, từ đó nâng cao trách nhiệm của người dân và cải thiện kỹ năng quản lý tài chính sau này.
Ngoài ra, dự án còn tổ chức tập huấn, trang bị cho người dân và chính quyền địa phương kỹ năng quản lý tài chính, nâng cao khả năng ứng phó với thời tiết cực đoan. Thông qua đó g🔯iúp cộng đồng có đủ kiến thức và sự chủ động trong quá t🍰rình nỗ lực vươn lên.
Với cách triển khai dự🌠 án tập trung vào mộtꩵ xã và nâng cao nhận thức cộng đồng, dự án "Ngôi làng bền vững" đang trở thành cơ hội để người dân gặp hoàn cảnh khó khăn có cuộc sống tốt đẹp hơn.
"Thông qua dự án 'Ngôi làng bền vững', chúng tôi🔯 không chỉ hỗ trợ các hoàn cảnh khó khăn ở xã Hưng Thạnh cơ sở vật chất, mà còn hướng đến cho họ sự phát triển bền vững, dài hạn. Chúng tôi đặc biệt quan tâm hỗ trợ những gia đình có nhiều trẻ em để hộ dân có nơi ở tươm tất, góp phần xây dựng tương lai bền vững hơn cho thế hệ mai sau", Bà Vũ Thụy Vy - Giám đốc Điều hành lĩnh vực Đầu tư và Dịch vụ Doanh nghiệp SonKim Land chia sẻ.
Vũ Khánh