, Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, BVĐK Tâm Anh TP HCM cho biết, sử dụng que thử thai sớm trước thời điểm được hẹn là việc làm thường thấy ở nhiều phụ nữ đang mong con sau khi chuyển phôi vào tử cung. Một số trường hợp cá biệt thử đến hàng chục que test nhanh, gây tốn kém♚ không cần thiết. Việc thử thai bằng que test không gây hại cho kết quả điều trị nhưng sẽ ảnh hưởng tâm lý của các cặp vợ chồng trong suốt một chu kỳ thụ tinh ống nghiệm vốn đã nhiều căng thẳng.
Bác sĩ Phạm Thị 🦩Mỹ Tú cho biết, thông thường tất cả các ඣbệnh nhân đều có ngày hẹn thử thai cụ thể sau chuyển phôi. Tùy thuộc vào tuổi của phôi, bệnh nhân sẽ được hẹn xét nghiệm beta HCG trong máu vào các thời điểm khác nhau. Tuy nhiên, vì quá hồi hộp, chị em tự mua que thử thai và test ngay trong tuần đầu chuyển phôi.
Que thử thai nhan🐲h có khả năng phát hiện sự hiện diện beta HCG trong nước tiểu. Tuy nhiên, đây là xét nghiệm định tính, có độ chính xác thấp hơn so với kết quả thử máu. Trong một số trường hợp, que thử thai có thể cho kết quả âm tính khi bệnh nhân có thai sớm hoặc ngược lại, que thử thai hiện 2 vạch trong khi kết quả thử máu âm tính.
Điều quan trọng nhất cần làm sau chuyển phôi là sử dụng thuốc t🍰heo đúng hướng dẫn của bác sĩ. Đây là việc là♊m duy nhất ảnh hưởng đến kết quả điều trị sau khi thủ thuật chuyển phôi hoàn thành.
"Người bệnh nên giữ tinh thần thoải mái và chờ đợi đến 🔯ngày thử thai của mình. Các cặp vợ chồng nên đến tái khám thử thai theo lịch hẹn của bác sĩ, không chỉ để có kết quả chính xác mà còn để được nhận tư vấn kế hoạch theo dõi thai kỳ trong tương lai nếu kết quả dương tính", BS Mỹ Tú lưu ý.
Một số các dấu hiệu có thể gặp sau khi chuyển phôi
Theo bác sĩ Mỹ Tú, sau chuyển phôi, một số triệu chứng xuất hiện do thai làm tổ,ꦏ nhưng cũng có thể liên quan đến tác💃 dụng của thuốc hỗ trợ sinh sản. Trong đó chủ yếu do progesterone và estrogen được bổ sung trước và sau khi chuyển phôi. Rất nhiều phụ nữ trải qua các dấu hiệu này và lầm tưởng rằng việc chuyển phôi đã thành công.
Ra máu âm đạo: Ra một ít máu âm đạo sau khi chuyển phôi là một trong những dấu hiệu sớm nhất khi có thai. Tuy nhiên, ra máu âm đạo lại là biểu hiện đáng lo ngại sau 2 tuần chuyển phôi. Khi có ra máu âm đạo lượng nhiều, người bệnh nên quay lại gặp bác sĩ để được khám và đ🌜iều trị kịp thời.
Căng tức vú: Đây là một dấu hiệu gợi ý có thai sớm ở phụ nữ, tuy nhiên không loại trừ là tác dụng phụ của các loại thuốc nội tiết mà bệnh nhân đang sử dụng sau chuyển phôi. Người꧟ bệnh thường mô tả cảm giác hai vú căng tức, đau khi chạm.
Chuột🍌 rú🙈t: Đây là dấu hiệu thường thấy trước chu kỳ kinh nguyệt, nhưng cũng có thể là .
Mệt mỏi: Mệt mỏi là triệu chứng bình thường trước và trong khi mang thai. Tuy nhiên, phụ nữ sau chuyển phôi trong thụ tinh ống nghiệm có th🌃ể thấy buồn ngủ, chóng mặt do nồng độ progesterone trong máu cao.
Buồn nôn: Ốm nghén hoặc buồn nôn thường bắt đầu vào tháng thứ 2 thai kỳ. Vì thế đây không phải triệu c🌼hứng thường gặp sau khi chuy💜ển phôi. Gặp triệu chứng này, phụ nữ nên liên hệ với bác sĩ điều trị.
Chướng bụng: Sử dụng progesterone có thể là nguyên nhân gây đầy hơi, chướng bụng. Hóc môn này tăng cao khi mang thai hoặc sử dụng♔ thuốc nội tiết, có thể ảnh hưởng đến đường tiêu hóa, làm xuất hiện cảm giác đầy hơi.
Thay đổi tiết dịch âm đạo: Nếu được kê đơn progesterone dưới dạng thuốc đặt âm đạo, gel hoặc viên nén, phụ nữ có thể gặp phải những thay đổi trong dịch tiꦛết âm đạo. Dấu hiệu này không liên quan đến việc thai có làm tổ hay không. Nếu đặt thuốc ngã âm đạo gây ngứa rát, tăng tiཧết dịch, người bệnh có thể đặt thuốc theo đường hậu môn thay thế.
Đi tiểu thường xuyên hơn: Nếu chuyển phôi thành công, nhu cầu đi tiểu sẽ tăng lên do lượng hóc môn beta HCG và progesterone tăng cao trong máu. Tuy nhiên, triệu chứng này cũng có thể xuất hiện trong nhiều bệnh cảnh kh🍎ác như nhiễm trùng đường tiết niệu. Người phụ nữ cần đi gặp bác sĩ nếu có bất kỳ các triệu chứng khác như: tiểu ra máu, sốt, tiểu đau, tiểu gấp, buồn nôn và ói mửa.
Tuệ Diễm