Viêm họng liên cầu khuẩn là một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn thường là Streptococcus nhóm A gây ra, có thể ảnh hưởng đến nhiều bộ phận tඣrên cơ thể. Amidan sưng đỏ, đau, đôi khi phủ một lớp màng trắng hoặc vệt mủ là một trong nhiều triệu chứng của viêm họng liên cầu khuẩn. Tuy nhiên, không có nghĩa cắt bỏ amidan giúp bạn không bị viêm họng liên cầu khuẩn, song các triệu chứng có thể nhẹ hơn.
Các triệu chứng của nhiễm trùng liên cầu khuẩn ở cổ họng ngoài viêm và đau amidan còn ♊có đau họng, đau khi nuốt, sốt, đốm đỏ nhỏ trên ♏vòm miệng, sưng hạch bạch huyết ở phía trước cổ... Nếu không có amidan, vi khuẩn gây nhiễm trùng này có thể ảnh hưởng đến một số bề mặt khác, có thể gây ra các vấn đề bên ngoài cổ họng như sổ mũi, đau đầu, đau bụng, buồn nôn, nôn mửa, phát ban da, viêm kết mạc...
Một số người có thể mang mầm bệ🐟nh do liên cầu khuẩn nhóm A. Mặc dù người mang mầm bệnh có thể không có triệu chứng nhiễm trùng cổ họng nhưng vẫn có thể truyền vi khuẩn cho người khác. Vi khuẩn thường được truyền từ người này sang người khác qua nước bọt hoặc dịch tiết. Người lành cũng có꧋ thể truyền bệnh khi ho, hắt hơi và chạm vào người hoặc đồ vật bị nhiễm khuẩn (tay nắm cửa, đồ dùng...).
Một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh như tuổi tác, thường gặp ở trẻ em từ 5-15 tuổi so với người lớn, phổ biến hơn vào cuối mùa đông và đầu mùa🌊 xuân, hệ thống miễn dịꦬch suy yếu...
Viêm họng liên cầu khuẩn có thể phát triển có hoặc không có viêm amidan và thường được xét nghiệm tìm liên cầu khuẩn nhóm A để chẩn đoán. Giống như hầu hết các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn, viêm họng liên cầu khuẩn thường được điều trị bằng thuốc kháng sinh. Người bệnh còn có thể🌠 áp🍌 dụng một số cách để giảm đau khi gặp tình trạng này như súc miệng bằng nước muối ấm, dùng viên ngậm làm dịu cổ họng, ăn thức ăn mềm, tránh thực phẩm có tính axit hoặc cay, uống nhiều nước, nghỉ ngơi để cơ thể hồi phục...
Viêm họng liên cầu khuẩn không được điều trị có thể dẫn đến một căn bệnh phức tạp hơn như bệnh ban đỏ, sốt thấp khớp... Nếu bạn nhận thấy những đốm trắng hoặc đỏ ở phía sau cổ họng hoặc vòm miệng thì nên đến bệnh viện. Trường hợp amidan bị sưng, to và đau dù là do viêm họng liên cầu khuẩn hay nhiễm trùng khác thì cũng cần thăm khám bác sĩ. Bên cạnh viêm họng, liên cầu khuẩn cũng có thể gây ra các bệnh n✤hiễm trùng khác bao gồm bệnh ban đỏ, viêm phổi, nhiễm trùng huyết, hội chứng sốc nhꩵiễm độc... có thể đe dọa đến tính mạng.
Không có vaccine ngừa viêm họng liên cầu khuẩn và một người có thể bị nhiễm trùng này nhiều lần trong đời. Cách tốt nhất để phòng tránh là giữ gìn vệ sinh bằng cách rửa tay thường xuyên; tránh chạm vào mặt, mũi hoặc miệng; có chế độ dinh dưỡng hợp lý và nghỉ ngơi nhiều để cho hệ thống miễn dịch khỏe mạnh. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể khuyến nghị cắt bỏ amidan khi mắc chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn, các đợt viêm amidan lặp đi lặp lại. Nếu một người thường xuyên bị nhiễm trùng cổ họng hoặc đang tìm cách giảm thiểu các lần đến bệnh viện, nghỉ học, nghỉ làm... do tình trạng này cũng có thể cân nhắc cắt amidan.
Kim Uyên
(Theo Verywell Health)