Hai bài tâm sự ở hoàn cảnh khác nhau cũng như vị trí người viết nhưn꧑g điểm 💦chung có liên quan đến việc sau ly hôn, đi bước nữa. Đọc kỹ bình luận của mọi người, tôi cảm thấy muốn được chia sẻ đôi điều.
Tôi✅ từng kết hôn vài ba năm rồi ly hôn khá ồn ào. Lý do ly hôn vì mâu thuẫn, không phải vì ngoại tình nhưng do có tranh chấp (con tôi nuôi, tài sản tôi để lại hết cho anh) nên sau một năm hoàn tất thủ tục cũng từ mặt nhau. Khi ấy con 6 tuổi phải ra toà với bố mẹ. Tôi còn nhớ một câu chuyện ngụ ngôn, kể về hai người phụ nữ tranh nhau đứa nhỏ. Họ lên quan huyện, quan huyện thông minh đã nói hai người hãy giằng nhau đứa nhỏ, ai kéo mạnh hơn thì thắng. Một phụ nữ đã khóc và xin thua luôn. Quan huyện liền xử cô ấy là mẹ đẻ vì mẹ đẻ sẽ không làm con đau cho dù đành mất con. Tôi ghi nhớ bài học này và luôn tâm niệm, những vấn đề của người lớn quyết không làm cho con cái tổn t🐭hương. Có lúc tôi suýt buông tay để con không phải chịu áp lực ở toà án, thế nhưng bé rất dũng cảm, bênh vực mẹ, cuối cùng mẹ con tôi được ở bên nhau.
Tôi đưa bé tới nơi khác sinh sống và bình ổn tâm lý cả hai mẹ con. Bố cháu không chu cấp nhưng thường xuyên gọi điện, thi thoảng gửi quà. Tôi chưa từng nói xấu anh với con, chưa bao giờ phàn nàn khi anh không chu cấp hay không tới thăm con, tất nhiên cũng không ngăn cản khi anh tới. Tất cả những gì tôi nói với con về bố là sự thật, vì sao bố mẹ ly hôn🀅, bố yêu con như thế nào, đối xử với mẹ ra sao, dù bố không chu cấp thì hai mẹ con cũng không trách khi vẫn đủ ăn.
Tôi khuyến khích con liên lạc với bố và ông bà nội thường xuyên, nhưng nếu những người đó không thăm hỏi lại thì cũng không có gì phải thất vọng. Tôi luôn dạy bé, dù con không có bố hay kể cả không có bố mẹ thì vẫn phải sống hạnh phúc với những gì mình có. Vì thế suốt 7 năm qua, con vẫn giữ liên lạc với bố, dành cho b💫ố tình cảm của một người con, không hề thất vọng hay cảm thấy thiệt thòi khi không có gia đình trọn vẹn. Những vất vả, khổ cực của một người mẹ đơn thân tôi cũng chia sẻ để con hiểu chứ không phải để con mang ơn tôi. 🎃Nếu sau này, cháu muốn về báo hiếu cha, tôi cũng vui vẻ chấp nhận.
Về việc bố cháu có bạn gái mới, tôi vui vẻ nói với con: "Mừng quá, từ nay con có thêm anh em". Tôi biết một người quen của mình, chị ấy giành nuôi con nhưng trong lúc nóng giận lại nói" Bố mày có chăm sóc mày đâu". Có người khác, khi chồng cũ lấy vợ lại nói với con: "Bố mày không còn quan tâm mày nữa đâu". Tôi nghĩ dù là lấy tiểu tam hay người mới cũng là quyền của anh ta, đã ly hôn rồi không nên có cảm xúc gì nữa. Có chăng, nếu chồng cũ tồi, hãy thương người phụ nữ kia đâm đầu vào bụi rậm; nếu chồng cũ phải chu cấp nuôi con, hãy thương cô ấy vì bị hụt chút tiền mỗi tháng. Còn nữa, sẽ có lúc con mình tới chơi với họ, người phụ nữ đó hẳn sẽ đối tốt với con mình.
Về việc đi bước nữa, tôi có quen một người cách đây 4 năm. Chúng tôi tin tư♊ởng tình cảm của nhau và sắp về sống chung nhưng không sinh thêm con vì tôi 40 tuổi rồi. Sau khi tìm hiểu cũng như dạy dỗ con biết tự bảo vệ bản thân, tôi có thể khẳng định anh đối xử với con mình tốt. Tôi không yêu cầu con gọi người đó là bố, anh cũng không yêu cầu như thế bởi cháu vẫn có một người bố ở nơi xa. Điều đó không có nghĩa chúng tôi không phải một gia đình, cả hai thương yêu và giúp đỡ nhau, còn cách xưng hô chỉ là một phần. Cháu ngoan và tôn trọng bạn trai của tôi, anh cũng thương yêu cháu; tôi 𒉰dung hòa hai người đó và vẫn chịu trách nhiệm chính về con mình.
Tôi cho rằng, trẻ em nào cũng cần được nuôi dạy và yêu thương. Nếu bố mẹ yêu thươnᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚg nhau, đấy là may mắn của chúng; còn không thì bố đơn thân, mẹ đơn thân, bố dượng, mẹ kế đều có thể yêu thương đứa trẻ🥃. Tôi có thể chăm sóc con riêng của vợ hiện tại của chồng cũ dù không liên quan nếu chị ấy nhờ. Nếu chúng ta đặt quyền lợi trẻ em (bất kể con nuôi, con chung hay con riêng) lên hàng đầu, tất cả những mối quan hệ rối ren của người lớn đều không còn quan trọng. Chúc độc giả bình an.
Mai
Độc giả gọi vào số 09 6658 1270 để được hỗ trợ, giải đáp thắc mắc