Dây chằng chịu trách nhiệm kết nối các xương với nhau để hình thành khớp, giữ vững khớp, giúp bề mặt khớp vận độꦍng trơn tru, từ đó hỗ trợ cơ thể vận động linh hoạt.
Khi dây chằng bị giãn hoặc rách đứt, người bệnh cảm thấy đau, lỏng khớp, khꦦó di chuyển, sưng nề, khó gấp duỗi khớp... Nếu không điều trị kịp thời có thể làm khớp mất ổn định. Tình trạng này kéo dài dẫn đến thoái hóa sụn, thoái hóa khớp, nguy cơ tàn phế, phả🐲i thay khớp.
ThS.BS.CKI Phan Thanh Tân, Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết tùy mức độ tổn thương dây ch🍃ằng có các phương pháp điều trị khác nhau. Trường hợp nhẹ có thể phục hồi bằng cách điều trị bảo tồn và tập phục hồi chức năng, nghỉ ngơi đúng cách.
Trường hợp nặng như dây chằng đứt hoàn toàn hoặc tổn thương nhiꦐều dây chằng, các tổn thương kèm theo như rách sụn chêm, phẫu thuật là phương pháp điều trị tối ưu trong đa sốꦡ trường hợp bệnh nhân còn nhu cầu vận động cao.
Theo bác sĩ Tân, sau phẫu thuật dây chằng, ngư꧋ời bệnh có thể chơi thể thao. Tuy nhiên, tốc độ hồi phục còn tùy vào mức độ tổn thương, phương pháp phẫu thuật, tình trạng sức khỏe, quá trình tập vật lý trị liệu... Với các phương pháp điều trị thường được áp dụng tại Hệ thống như sử dụng dây chằng nhân tạo, nội soi tái tạo dây chằng... người bệnh có thể sớm vận động trở lại. Ngày đầu tiên sau phẫu thuật, người bệnh có thể đi lại nhẹ nhàng với sự trợ giúp của nạng hoặc khung tập đi.
Sau 4-6 tuần, người bệnh có thể tự đi lại mà không cần dụng cụ hỗ trợ. Người bệnh bước vào giai đoạn ꦍtập luyện các bài tập tăng dần sức cơ, khả năng giữ thăng bằng và cảm giác. Ở giai đoạn này, các mảnh ghép dây chằng vẫn chưa liên kết lại hoàn toàn với nhau nên còn rất yếu. Người bệnh cần tập luyện đúng hướng dẫn, đảm bảo hiệu quả nhưng vẫn bảo vệ dây chằng.
Từ tháng thứ 6, người bệnh không còn bị hạn chế trong vận động và sinh hoạt. Sức mạnh của cơ chân lúc này có thể đạt đến 95% so với trước đây nên có thể quay lại chơi thể thao. Những vận động viên chuyên ngh🀅iệp thường cần khoảng một năm để phꦑục hồi.
Để đẩy nhanh tốc độ phục hồi, người bệnh cũng nên chú ý yếu tố dinh dưỡng, nên tăng cường bổ sung vitamin, đạm, canxi, axit béo... mỗi ngày. Những dưỡng chất này có thể trong thịt cá, sữa, rau xanh, hoa quả tươi. Hạn chế thực phẩm chế biến sẵn, đông lạnh, thức ăn n♏gọt, cay nóng.
Sau phẫu thuật, dây chằng cần một khoảng thời gian nhất 🅺định để gắn kết hoàn toàn bao gồm cả xương và mạch máu. Bác sĩ Tân khuyến cáo người bệnh tránh nôn nóng vận động sớm hoặc thực hiện bài tập sai cách, tập quá sức có thể dẫn đến giãn dây chằng, lỏng khớp gối, thậm chí bong dây chằng mới. Người bệnh cần tuân theo chỉ định của bác sĩ khi dùng thuốc, tập luyện, dinh dưỡng và sinh hoạt. Nên đi khám nếu cảm thấy đau, khó cử động khớp hoặc các bất thường khác.
Bất kỳ loại phẫu thuật nào cũng có thể dẫn đến một số rủi ro nhất định. Đối với phẫu thuật dây chằng, người bệnh có thể gặp phải biến chứng như chảy máu, xuất hiện ♉cục máu đông, đau không hết, nhiễm trùng vết mổ, cứng hoặc yếu khớp, giảm phạm vi chuyển động... Người bệnh nên khám và điều trị tại các cơ sở y tế uy tín, có chuyên môn về phẫu thuật dây chằng để đảm bảo hiệu quả và sớm trở lại với thể thao.
Phi Hồng