Không định viết thêm gì nhưng tôi nợ bạn đọc đã ủng hộ tôi trong tâm sự “Mất phương hướng vì tình cảm với sếp nữ”. Khiêm tốn trong bài trước thì bị cho “đũa mốc mà chòi mâm son”, vậy tôi nói thật, tôi “bình” nhưng gia thế khủng, có tiền lẫn quyền thì còn bị ai ném đá không? Tôi từng ăn chơi vì gia đình có điều kiện, nhất là hồi trẻ và những năm đầu sang Mỹ du học, nhưng đi mỏi thì phải nghỉ. Tính tôi lại dám nói, dám làm, ngay cả khi nói về thất bại. Dân mình thích chửi nhỉ?
Tôi bị tật nhưng nhẹ thôi, hôm đi nạng là do mới mổ, chứ bình thường không cần. Bản thân cũng được đánh giá phong độ, lịch lãm và sành điệu. Tôi thừa nhận em đại giỏi nhưng tôi đại gia, vậy sao không xứng? Tôi chọn ở lại Mỹ làm kỹ sư bình thường mà chưa về nhà vì muốn học hỏi thêm và cũng thích nơi này. Dù không có gì tuyệt đối nhưng kỷ cương, văn minh, hiện đại và tính nhân văn của nó đã vượt xa cả những nước tiên tiến khác.
Tôi không “thần kinh” như thánh phán. Bồ cũ tôi toàn cô đẹp sắc sảo, gợi cảm, nhưng ở em có khí chất an nhiên tự tại, bản lĩnh tự chủ bất cần, khiêm tốn mộc mạc vừa đủ. Đi qua nhiều mối tình trao đổi đong đếm bằng tiền, tôi nể em vì khả năng em buông bỏ mọi thứ thật nhẹ nhàng. Một người xem nhẹ vật chất, chịu đồng cam cộng khổ (với chồng cũ), nói chuyện không chán, đẹp vừa đủ để hãnh diện khi đi cùng, thêm giỏi nữa để có thể hỗ trợ mình thì quá tuyệt. Nếu có lỡ sa cơ, họ vừa là chỗ dựa, vừa giúp mình đứng dậy. Gặp được người như thế anh hùng cũng biến thành “tào lao” như tôi thôi.
Tôi đã cho người điều tra em nên biết cả tông chi họ hàng, biết dòng họ em giỏi từ gốc, tuy cũng có giai đoạn khánh tận vì biến cố trong nước nhưng em không hẹp hòi, cao ngạo theo thói con nhà giàu. Tôi biết bố em là cựu giáo sư trường đại học nổi tiếng ở Sài Gòn, biết em đi năm 16 tuổi khi đang học một trường chuyên, biết em là người hoài cổ, tuy sống giữa cái nôi điện tử nhưng vẫn tỉ mỉ lựa mua từng tấm thiệp thủ công chứ không dùng điện hoa. Tôi còn biết lương em là một con số khủng nhưng sống đơn thuần nên người lạ sẽ không đoán ra tầm. Em hướng về nguồn cội, nhiều năm nay vẫn đều đặn chuyển tiền giúp những cơ sở nuôi người già, trẻ mồ côi, đưa điện và nước sạch về những vùng xa, bảo trợ học bổng.
Anh trai và chồng cũ em từng là bác sĩ trong đoàn phẫu thuật từ thiện. Em còn giúp nhiều hơn như thế cho nước Mỹ. Vậy mà tôi vẫn không có cơ hội k൲hi còn chưa kịp đổi chỗ làm như dự định. Em cho trợ lý mời tôi vào văn phòng làm việc. Lần đầu được nhìn thẳng em, khuôn mặt tây, da trắng, mũi cao, cằm nhọn, đôi mắt sáng, nét đẹp tự nhiên nền nã, một tổng thể hài hòa khiến người đối diện thật dễ chịu, nhưng ở cự ly gần trông em ốm, hơi xanh𓆏 và cặp mắt phảng phất nỗi buồn. Tuy lần đầu tiếp xúc nhưng em khá thẳng thắn cởi mở, tác phong chung của những người tiếp thụ nền giáo dục Mỹ.
Em hỏi tôi về gia đình, về cuộc sống ở Việt Nam. Tôi nói về gia thế mình nhưng em chỉ quan tâm đến bài tôi đăng. Em cho biết đã đọc qua sau khi có người gửi link bài và hỏi có phải tôi viết về em? Không khó để kiếm ra người có đặc điểm như tôi ở nơi làm, nhưng không muốn bị nhầm với chuyện của ai đó nên mời tôi đến. Em hỏi tôi muốn chứng tỏ điều gì khi chia sẻ về em lên mạng? Em bảo với hai anh chị kia em không muốn đôi co vì đúng sai tốt xấu cũng không thay đổi được gì, nhưng tôi là vấn đề trước mắt. Vậy em chính là nhân vật nữ của bài viết “Vợ chủ quan chồng rơi vào tay cô khác” rồi.
Em nói tôi đừng thần tượng và cũng đừng bi quan hóa cuộc sống của em. Nếu đã biết về đời riêng thì tôi phải thấy em tầm thường nên không giữ được người cần phải giữ, cũng không đủ bao dung như những phụ nữ khác. Em bảo ngoài kia còn biết bao phụ nữ cơ cực phải mưu sinh đủ nghề nặng nhọc, đào đá, phụ hồ, bán mặt cho đất, bán lưng cho trời, tàn phai nhan sắc để nhặt nhạnh từng đồng tiền lẻ nuôi con, đó mới là những người đáng để ngưỡng mộ. Em nói cuộc sống luôn không công bằng, nhưng ít nhất trong tình cảm chỉ nên trao ra nếu cũng nhận lại được, còn em không có chút gì cho tôi.
Em khuyên tôi xin nghỉ phép dài, đi đâu đó để loại bỏ dần sự cố chấp, nếu sếp tôi không cho em sẽ ký thay. Em bảo tôi cũng không có chọn lựa, vì với em, đời người ở mỗi giai đoạn sẽ có những ưu tiên khác nhau: bắt đầu là học hành, rồi sự nghiệp, tình yêu, hôn nhân, và giờ là con cái, do đó nhu cầu của chúng tôi không giống nhau. Em yêu cầu tôi cư xử đúng vị trí của cả hai cũng như không xuất hiện ở nhà thờ nơi em đi lễ. Tôi hỏi có thể làm bạn không nhưng em từ chối vì qua tuổi học trò lâu rồi, em không muốn thêm sự ngộ nhận. Tôi hỏi em không nghĩ đến khi mình già, con cái có cuộc sống riêng? Em nói đến lúc đó có thể toàn tâm lo việc cộng đồng, khi sống có mục đích sẽ chẳng bao giờ thấy cô đơn.
Em mới 38 tuổi, mà phụ nữ Việt sống ở Mỹ nhìn họ trẻ hơn nhiều nên chắc em phải còn yêu hay hận chồng cũ mới không thể tiếp nhận người khác? Nhưng em bảo nếu chỉ biết yêu hay hận mọi chuyện đã dễ dàng hơn, vì sau hận sẽ đến tha thứ nhưng khổ nỗi con người còn có ký ức. Rồi em lặp lại mong tôi đừng làm phiền, em cảm ơn và tiễn tôi ra cửa. Lời nói nhã nhặn nhưng thông điệp dứt khoát. Tôi thấy chỉ khi bên 2 con gái em mới sôi nổi, còn lại em trầm đến sợ.
Tôi luôn nghĩ tâm hồn mình đa cảm, ăn nói cũng văn hoa, không ngờ tiếng Việt em còn lưu loát hơn cả tôi, lý lẽ nào cũng bị em phản bác. Vài hôm sau tôi đi công tác đã mua tặng em món quà. Tôi cẩn thận không để ai nhìn thấy làm em khó xử, vậy mà 2 giờ sau tôi nhận quyết định thôi việc từ phòng nhân sự. Họ bảo tôi dọn đồ cá nhân, tôi còn không kịp chào bạn làm chung. Từng thoáng nghĩ về tình huống này, vẫn biết đây là cách đuổi việc kiểu Mỹ nhưng tôi vẫn sốc. Quả nhiên diện mạo và tính cách của em là hai mảng đối lập như nước và thép.
Tôi không phải người dễ bỏ cuộc nhưng đây là Mỹ, “đẹp trai không bằng chai mặt” không xài được, tôi chỉ còn từ bỏ mà lòng không phục. Lần cuối viết về em, xin cho tôi nhắn em đôi điều, hy vọng em đọc được, dù với cá tính, em sẽ không viết hay trả lời bất cứ gì trên đây:
Em ạ, trò chuyện với em tôi cảm nhận rõ ràng những hoài bão lớn và niềm trăn trở cho những mảnh đời bất hạnh trên quê hương khi em nói về ước mơ bình dị cho người nghèo, người già, trẻ nhỏ và người bệnh không còn phải chịu sự bỏ rơi, đói rét hay đau đớn. Em bảo gần đây hay nhận được những đường link nhờ trợ giúp, em không thể ngờ ở thời đại này🌺 mà còn có nh🎉ững cảnh nghèo không tiền mua sữa phải cho con uống nước đường thay, hay ông lão mù co ro trong đêm xin từng món ăn thừa, hay người đàn ông bị ăn gần hết gương mặt vẫn từng giờ chịu đau đớn tại nhà vì không tiền nhập viện. Lúc đó em hỏi tôi sao lại có thể như thế? Ăn, mặc, thuốc thang là những nhu cầu tối thiểu của con người, nếu không có, sống không bằng chết.
Giờ tôi chỉ biết khuyên em hãy một lần về thăm những cơ sở em bảo trợ để biết họ cần gì và cho trực tiếp. Trước khi về, liên lạc với tôi để bảo đảm cho em một chuyến đi thuận lợi. Em thông minh và biết yêu thương, Việt Nam mình cần lắm những người có tâm và tầm như em. Còn nữa, đàn bà hơn nhau ở tấm chồng nhưng vấn đề này em đã thất bại. Dù em tự chủ mọi việc, mỗi năm 1-2 lần đưa con du lịch nước ngoài, trượt tuyết, trò cảm giác mạnh đều dám chơi, nhưng tôi chắc trong tâm em vẫn đang từng ngày cố chôn vùi nỗi buồn gặm nhắm vào da thịt.
Đầu tháng 9 rồi, sau ngày làm việc cuối tuần, tôi đã đi theo em. Hôm đó em không đón con từ trường như mọi hôm mà đến một khu shopping. Trời bắt đầu vào thu nên sương chiều hơi lạnh, lá vàng phủ đầy trên lối đi, ngoài trời mưa cứ lác đác rơi, vậy mà em lang thang một cách vô định như thế qua những con phố đi bộ, không ngừng tại tiệm nào, cũng không mua gì. Có phải đây là cách em vẫn tránh mặt chồng cũ mỗi lần hắn đến thăm con? Hay em đang mãi bận tâm với hoài niệm mà mấy lần đèn đi bộ đã lên nhưng em vẫn cứ chờ? Nhìn em trong khung cảnh ảm đạm thế, tôi thấy xót xa.
Quy luật muôn đời phụ nữ muốn hạnh phúc phải “ngu ngơ”, “lệ thuộc”, “sân si” và biết “chấp nhận” một chút, còn em nếu cứ lấy niềm tin làm thước đo sẽ luôn bất hạnh. Dù không thể tha thứ vì chồng cũ em giờ đã có thêm con nhưng nếu không cho ai khác cơ hội thì cũng nên cho người cũ một cơ hội làm bạn. Anh ta vẫn lẳng lặng quan sát em từ xa, em không biết đấy thôi. Có lần thật buồn cười khi tôi nhận ra mình là một cái đuôi theo sau một cái đuôi khác. Hai năm đã đủ dày vò vì im lặng là sự trừng phạt đáng sợ nhất với đàn ông. Tôi không cao thượng nhưng cùng là đàn ông tôi hiểu.
Tôi cũng muốn tên “anh họ” kia biết: quân tử không chấp kẻ tiểu nhân chứ tôi không sợ hắn. Nói cho cùng hắn cũng chỉ là một kẻ đáng thương chỉ có thể đi bên lề. Tôi sắp𒁏 về Việt Nam một👍 thời gian, ai cùng tâm trạng, email đi cà phê chung nhé. Xin cám ơn những anh bạn đã cổ vũ tôi trong tâm sự trước đây.
Hoàng