Tác giả Phú Dũng đã có bài viết chia sẻ về những thói quen ăn uống mất vệ sinh của nhiều người Việt, trong đó nhấn mạnh đến việc dùng đũa tùy tiện♏ (gắp thức ăn cho người khác; nhúng đũa riêng vào bát, đĩa chung...). Một số ý kiến cho rằng đó là những thói quen gắn với văn hóa lâu đời nên khó bỏ và cũng không cần thiết phải nặng nề. Tuy nhiên, số khác lại ủng hộ việc thay đổi văn hóa ăn uống để tiến tới một xã hội văn minh hơn.
Độc giả Thạc Anh kể về chính trường hợp của mình: "Nhiều người cứ bảo dùng đúa như vậy quen rồi, có sao đâu, không thay đổi được đâu... Nhưng thực ra, mọi thói quen đều có thể thay đổi được nếu chúng ta thực sự muốn làm, hay nếu có người sẵn sàng nói ra và đấu tranh để thay đổi.
Xin lấy ví dụ chuyện dùng đũa gắp rau trong bát canh chung🐭 ở cơ quan tôi để các bạn hiểu rõ hơn. Ngày đầu tiên khi tôi vào làm việc trong công ty, các đồng nghiệp lâu năm đã ghé tai nói nhỏ rằng 'khi ăn cơm chớ dùng đũa cho vào bát canh vì sếp rất ghét điều đó'. Từ đó, tôi ý thức được rằng mình phải bỏ thói quen này trong bữa ăn chung. Và tôi phải công nhận rằng, đó là hành động đúng đắn.
𓃲Đây không phải là thói quen không thể bỏ được. Chẳng qua, trước giờ tôi chưa dám mạnh dạn thay đổi vì chẳng ai bảo thế là mất vệ sinh. Sếp tôi thì rất phũ, đến đâu ông cũng nói thẳng luôn trước khi vào bữa rằng: 'Đề nghị mọi người dùng muôi lấy canh vào bát riêng của mình chứ đừng cho đũa vào khuấy. Tôi thấy làm vậy chẳng khác gì rửa chân mình trong đó cả'.
Lời nói có phần nặng nề đó khiến một số người dỗi, không thèm ăn cùng ông nữa, nhưng xét cho cùng họ cũng chẳng làm được gì, vì đa số cả mâm vẫn ngồi ăn bình và không ai chọc đũa mình vào bát canh nữa.
🔜Thực ra, thói quen tốt thì ai cũng sẽ làm được, nhưng bản thân chúng ta cứ tự cho phép mình vi phạm bất cứ khi nào có thể mà thôi. Điều đó chẳng khác gì nhiều người Việt đi lại chẳng có luật lệ gì, không chịu xếp hàng, ngang nhiên chen lấn, xô đẩy, giành nhau miếng ăn trong các nhà hàng buffet. Đấy là tư duy tùy tiện.
Thế nhưng, cũng chính nhưng người đó, khi ra nước ngoài, thấy người ta hành động văn minh, lại răm rắp nghe theo. Có thể nói, đa phần chúng ta quen hành động kiểu thô tục vì chưa được giáo dục phép tắc một cách nghiêm khắc mà thôi. Nếu những bậc làm cha mẹ bây giờ cố gắng rèn rũa và dạy dỗ con cái ngay từ nhỏ, để chung tuân theo các phép lịch sự﷽, thì vài thế hệ sau chắc chắn sẽ có sự thay đổi rõ rệt trong văn hóa của người Việt".
>> 🥃Tôi xấu hổ trước thói quen ăn uống mất vệ sinh của nhiều người
Đồng quan điểm, bạn đọc Tam Duc nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thay đổi thói quen ăn uống, hành xử theo hướng hội nhập với thế giới: "Đúng là ngày nay, chúng ta đang dần hội nhập với thế giới. Lớp trẻ bây giờ ngày càng được tiếp xúc với những nền văn hóa, văn minh tiên tiến. Cho nên, chúng ta cũng nên bỏ dần những hủ tục ăn uống, mời chào như xưa. Trong bàn ăn, ai ăn gì nên để tự họ gắp lấy, thay vì cứ gắp qua lại cho nhau𝔍. Nhu cầu muốn ăn thêm hoặc ăn thứ khác của mỗi người nên được tôn trọng.
✅Còn khi nâng ly, chúc tụng, chúng ta cũng nên bỏ thói quen ép nhau phải uống theo số đông, theo ý người khác. Mỗi người sẽ có một tửu lượng khác nhau, tùy theo sức của mình mà uống. Tôi kịch liệt phản đối chuyện người ta cứ ép nhau phải cạn chén, không được nhấp môi, nếu không sẽ bị coi là không hết lòng, không có thành ý. Uống như vậy chỉ có thành bạn tồi chứ chẳng tốt đẹp gì.
Trong bữa ăn, nhiều người hay có thói quen nói chuyện to, điều đó cũng là không nên. Nói chuyện nhỏ nhẹ, từ tốn, để không làm bắn thức ăn hay nước bọt ra khắp bàn ăn mới là hành động hợp vệ sinh🀅. Nếu muốn nói chuyện nhiều hơn, bạn hoàn toàn có thể chờ khi ăn xong rồi ngồi uống trà hay cà phê để thoải mái chia sẻ với nhau mà. Nhưng cũng đừng la hét hay nói quá to mà thành ra như đám đánh cãi nhau ngoài chợ".
>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. ⛄Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm 168betvisa-slots.com.