🅘PGS.TS.BS Nguyễn Thị Bạch Yến, Trưởng khoa Tim mạch, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội cho biết, thống kê của Bộ Y tế cho thấy, mỗi năm Việt Nam ghi nhận 10.000-12.000 trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh, trong đó có khoảng 50% trẻ mắc bệnh nặng và chỉ có khoảng 6.000 trường hợp được phẫu thuật. Một số bệnh tim bẩm sinh không có dấu hiệu đặc trưng, đôi khi tình cờ phát hiện qua khám sức khỏe và siêu âm tim. Siêu âm tim là kỹ thuật hiện đại, tân tiến và được coi là giải pháp sàng lọc dị tật tim bẩm sinh để phát hiện sớm, điều trị kịp thời, giúp trẻ giảm thiểu những biến chứng, có cơ hội phát triển khỏe mạnh, giảm chi phí cho gia đình.
🌠Theo phó giáo sư Bạch Yến, thai phụ cần khám và siêu âm tim thai ít nhất một lần trong thai kỳ để tầm soát tim bẩm sinh cho trẻ. Thông thường, tuần thai 18-22 được coi là "thời điểm vàng" để siêu âm chẩn đoán các dị tật bẩm sinh của thai nhi. Tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, siêu âm tim thai 4D được ứng dụng, giúp phát hiện các bất thường thai nhi để xử trí kịp thời.
💎"Riêng với trẻ nhỏ dưới 6 tuổi, bên cạnh siêu âm Doppler tim thông thường, bệnh viện cũng triển khai kỹ thuật siêu âm 3D qua thành ngực để sàng lọc tim bẩm sinh. Đây là công cụ tiên tiến được ứng dụng từ sau năm 2000 cho phép đánh giá hình thái, chức năng, huyết động học của tim. Hiện nay, phương pháp này vẫn được ứng dụng rộng rãi trong chẩn đoán, điều trị bệnh lý tim bẩm sinh ở trẻ", phó giáo sư Bạch Yến cho biết.
Nhiều biến chứng nguy hiểm
ಌBệnh tim bẩm sinh là những khiếm khuyết bất thường về cấu trúc tim và hệ thống mạch máu lớn trong lồng ngực, xảy ra ở thời kỳ bào thai. Đến nay vẫn chưa có nguyên nhân chính xác nào được khẳng định. Tuy nhiên, các nhà khoa học đề cập tới một số yếu tố nguy cơ cao dẫn tới dị tật tim bẩm sinh như: mẹ bị nhiễm virus trong quá trình mang thai, do hóa chất, thuốc hoặc các yếu tố di truyền khác...
ജTheo phó giáo sư Nguyễn Thị Bạch Yến, sự chậm trễ trong chẩn đoán và phát hiện bệnh tim bẩm sinh đã gây nhiều hậu quả đáng tiếc đối với sức khỏe và sự phát triển thể chất, tinh thần của trẻ về sau. Một số trường hợp gây ra biến chứng nặng nề như: suy tim, thuyên tắc mạch, tăng áp phổi cố định, rối loạn nhịp tim, viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn... Trong đó, một số dị tật tim bẩm sinh không phát hiện, điều trị kịp thời dẫn tới tim bơm không đủ máu so với nhu cầu cơ thể, gây suy tim. Tăng áp động mạch phổi là tình trạng tăng áp lực trong động mạch phổi, phần lớn do lưu lượng máu đến phổi tăng lên.
Ở một số bệnh nhân, dị tật tim bẩm sinh còn dẫn đến loạn nhịp tim, có thể gây đột quỵ hoặc đột tử nếu không được can thiệp điều trị kịp thời và đúng cách. Nhiễm trùng tim (còn gọi là viêm nội tâm mạc) là bệnh lý nhiễm trùng của lớp nội mạc cơ tim, thường xảy ra khi vi trùng xâm nhập vào máu và di chuyển đến tim. Viêm nội tâm mạc có thể làm hỏng, phá hủy van tim, thậm chí thuyên tắc gây đột quỵ.
𓆉
Ngoài ra, dị tật tim bẩm sinh có thể khiến hình thành các cục máu đông trong tim, gây tắc mạch máu, làm giảm hoặc ngăn chặn việc cung cấp máu đến não.
♐"Mặc dù tiên lượng được cải thiện đáng kể nhờ các tiến bộ trong chẩn đoán, can thiệp và điều trị, vẫn có đến 40% trường hợp tử vong ngay sau sinh và 60% trường hợp tử vong ở giai đoạn sơ sinh do các bệnh tim bẩm sinh phức tạp. Do đó, sàng lọc tim bẩm sinh từ trong bào thai đóng vai trò quan trọng và là giải pháp hữu hiệu giúp phát hiện sớm, điều trị kịp thời, cứu sống nhiều trẻ mắc dị tật tim bẩm sinh phức tạp", phó giáo sư Bạch Yến chia sẻ thêm.
Linh Đặng