Trả lời:
Các triệu chứng anh gặp phải như mệt, khó thở, đau ngực... cho thấy có khả năng bị bệnh mạch vành. Anh cần thăm khám sớm để thực hiện kiểm tra cận lâm sàng, bác sĩ xác định tình trạng bệnh và đưa ra hướng꧃ điều trị. Hiện nay có nhiều phương pháp chẩn đoán bệnh mạch vành bên cạnh chụp MSCT hay chụp DSA, trong đó liệu pháp siêu âm tim gắng sức xe đạp lực kế là thủ thuật không xâm lấn được áp dụng phổ biến.
Siêu âm tim gắng sức xe đạp lực kế là bài trắc nghiệm "2 trong 1" kết hợp siêu âm tim và đo điện tim (ECG) trong tư thế đạp xe gắng sức, nhằm đo mức độ căng thẳng trong tim khi hoạt động gắng sức. Điều này giúp bác sĩ so sánh 𝓡hoạt động của tim lúc nghỉ ngơi với hoạt động của tim khi tập thể dục♔ hoặc căng thẳng. Đây là nghiệm pháp rất hữu ích trong việc tìm ra bất thường ở tim, phát hiện sớm bệnh mạch vành cũng như tiến triển của bệnh sau khi đặt stent hay phẫu thuật bắc cầu mạch vành.
Thông thường, siêu âm tim gắng sức xe đạp có thể được chỉ định trong các ♏trường hợp sau: người bệnh có triệu chứng nghi ngờ bị bệnh mạch vành ꦺmạn như đau ngực hoặc khó thở khi gắng sức. Bác sĩ cũng dùng phương pháp này đánh giá mức độ gây thiếu máu cơ tim của những tổn thương mức độ trung bình trên hình ảnh chụp mạch vành như MSCT mạch vành hoặc chụp mạch vành bằng thông tim. Ngoài ra, siêu âm tim gắng sức xe đạp lực kế được dùng đánh giá khả năng gắng sức của người bệnh sau đặt stent hoặc mổ bắc cầu mạch vành. Từ đó bác sĩ đưa ra lời khuyên về mức gắng sức, lựa chọn môn thể thao tập luyện phù hợp.
Người bệnh đái tháo đường, bệnh động mạch ngoại vi, có nhiều yếu tố nguy cơ của bệnhಞ mạch vành (hút thuốc lá, tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn lipid máu), tiền sử gia đìn🌄h có bệnh mạch vành cũng có thể siêu âm tim gắng sức xe đạp lực kế để tầm soát bệnh mạch vành.
Phương pháp này cũng phù hợp với người đượꦫc nghi ngờ tắc nghẽn qua buồng tống thất trái hoặc trong lòng thất trái ở bệnh nhân có bệnh cơ tim phì đại không tắc nghẽn khi nghỉ. Siêu âm tim gắng sức xe đạp lực kế giúp đánh giá áp lực động mạch phổi khi gắng sức để quyết định can thiệp phẫu thuật ở bệnh nhân có bệnh van tim như hở van 2 lá.
Trường hợp của anh, nếu khả năng gắng sức cho phép thì nên thực hiện siêu âm tim gắng sức xe đạp lực kế. Phương pháp dễ thực hiện, an toàn, không phải đặt đường truyền tĩnh mạch và tránh được tình trạng dị ứng với thuốc như tr🌌ong chụp MSCT, chụp DSA hay siêu âm tim gắng sức bằng thuốc dobutamine. Phương pháp này có khả năng phát hiện bệnh mạch vành nhanh, chính xác hơn so với trắc nghiệm gắng sức bằng thảm lăn. Một điểm cộng là nghiệm pháp này an toàn, tránh việc phải tiếp xúc nhiều với tia X.
Khi thực hiện bài trắc nghiệm gắng sức, anh sẽ được hướng dẫn nằm trên bàn đạp xe, sau đó cố định bằng các thi🔥ết bị giúp giữ an toàn trong lúc đạp xe. Bàn có thể hơi nghiêng trái để bác sĩ khảo sát chức năng tim rõ hơn nếu cần.
Trước khi tiến hành nghiệm pháp này, bác sĩ tim mạch sẽ siêu âm tim cho bệnh nhân để khảo sát chức năng co bóp của tim lúc nghỉ, đồng thời đo điện tim. Sau đó, bệnh nhân bắt đầu đạp xe với cường độ từ thấp đến cao. Sau mỗi 2-3 phút, máy sẽ tăng cường độ mỗi 25W, 50W hoặc cao hơn, tùy the💫o khả năng gắng sức của người bệnh (cường độ gắng sức thấp: mức tăng từ 25-50W, trung bình: mức tăng từ 75-100W, cao: mức tăng ≥ 125W).
Ở mỗi giai đoạn, bác sĩ đều khảo sát và lưu lại hình ảnh siêu âm tim, điện tim của 𒊎người thực hiện. Nhờ đó, bác sĩ dễ dàng ♒so sánh với các giai đoạn trước đó, giúp đánh giá tình trạng và vị trí vùng cơ tim thiếu máu (nếu có).
Sau khi đạt tần số tim mục tiêu có thể 𝔍kết luận được, bác sĩ sẽ yêu cầu người thực hiện đạp xe chậm và từ từ dừng lại. Chuyên gia tiếp tục theo dõi nhịp tim, điện tâm đồ và huyết áp người bệnh cho đến khi các chỉ số trở lại bình thường.
Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh trang bị hệ thống siêu âm tim gắng sức xe đạp lực kế hiện đại, có tải trọng lên đến 140 kg, điều khiển động cơ từ xa, thời gian khảo sát ngắn, hình ảnh rõ nét giúp thực hiện nhanh, chính xác. Nghiệm pháp này giúp phát hiện sớm bất thường ở tim, xác định mức độ gắng sꦇức tối đa của người thực hiện, từ đó tư vấn chọn môn thể thao và cường độ tập luyện phù hợp.
ThS.BS Phạm Đỗ Anh Thư
Bác sĩ Trung tâm Tim mạch, BVĐK Tâm Anh TP HCM