🔴Tôi là một công chức bình thường, mức thu nhập không quá cao, chỉ tạm đủ sống với mức sinh hoạt ở thành phố. Hai vợ chồng tôi có một con trai sáu tuổi. Gia đình tôi may mắn đã có nhà cửa đàng hoàng, không phải vay mượn ai, nhưng cũng không có của ăn của để quá nhiều.
𓂃Trước giờ, tôi có một quan điểm là chỉ mừng tuổi Tết cho trẻ con họ hàng theo kiểu tượng trưng: chủ yếu là 10 nghìn, 20 nghìn, nhiều lắm cũng chỉ 50 nghìn đồng (số này rất ít). Tôi cho rằng, tiền lì xì là thứ để lấy may chứ không phải cho nhiều mới là tốt. Tôi mừng tuổi con người khác bao nhiêu thì người ta cũng lì xì lại con tôi tương tự. Xét cho cùng cũng chỉ là trao đổi qua lại. Thế nên, tôi luôn mừng ít tiền, vừa đỡ gánh nặng cho bản thân, vừa đỡ cho người khác phải trả lại số tiền lớn.
𝓡Cứ nghĩ rằng việc này tốt cho tất cả nên tôi duy trì thói quen mừng tuổi ít suốt nhiều năm qua. Họ hàng, người thân, bạn bè hiểu ý tôi nên cũng không ai trách cứ hay lời qua tiếng lại gì cả. Tuy nhiên, Tết vừa qua, có một chuyện khiến tôi phải suy nghĩ rất nhiều đến thói quen lì xì của mình. Chuyện là, cuối dịp Tết vừa rồi, tôi tình cờ nghe được cuộc nói chuyện của con tôi với các anh chị em họ. Đám trẻ túm năm tụm bảy khoe về tổng số tiền lì xì được nhận của nhau. Hầu hết đều có hàng chục triệu tiền mừng tuổi, có đứa lên tới gần trăm triệu, trong khi con tôi chỉ thu vỏn vẹn có hơn hai triệu đồng. Sau buổi hôm đó, tôi thấy con có vẻ buồn mỗi khi nói đến tiền mừng tuổi.
>> 🙈'Lì xì trẻ bằng phong bao hay đưa tiền mặt trực tiếp?'
🧜Tôi biết rằng con đã đến tuổi nhận thức được về tiền, bắt đầu biết đo đếm, so sánh thiệt hơn. Nhưng tôi không biết phải giải thích làm sao để con hiểu rằng, thực chất tiền lì xì mà chúng nhận được cũng chỉ tương đương với số tiền cha mẹ chúng phải bỏ ra để lì xì lại người khác. Những đứa trẻ khác nhận được nhiều tiền mừng tuổi hơn là bởi cha mẹ chúng đã phải chi đậm cho con người ta. Thế nhưng, con tôi còn quá nhỏ để hiểu được điều đó. Bản thân tôi cũng không muốn tiêm nhiễm vào đầu con trẻ những sự thật có phần cục đoan và phũ phàng về chuyện lì xì Tết. Với lũ trẻ, cứ được nhiều tiền mừng tuổi là vui, điều đó cũng hạnh phúc chẳng kém gì việc nhận được quà từ ông già Noel dịp Giáng sinh hay quà vào sinh nhật.
💛Tết này, cả hai vợ chồng tôi đều không quá dư dả do cả năm dịch bệnh hoành hành. Mọi chi tiêu trong nhà kể từ đầu năm đều phải cân đo, tính toán chi ly từng đồng. Tết đến cũng kéo theo nhiều khoản phải chi tiêu hơn, nên mấy tuần nay cả hai chúng tôi đều đau đầu chuyện tiền nong, sắm Tết. Nghĩ đến khoản tiền dành để lì xì con cháu, tôi lại càng thêm gánh nặng. Nếu vẫn giữ thói quen lì xì ít như mọi năm, tôi sợ rằng con mình sẽ lại hụt hẫng và thậm chí còn chán Tết (con luôn háo hức chờ đến Tết để được nhận tiền mừng tuổi, mong mỏi năm nay được nhiều hơn năm trước). Còn nếu tôi thay đổi, mạnh tay hơn, chi nhiều hơn để lì xì con người khác và giúp con mình nhận lại được số tiền tương ứng, tôi sợ rằng sẽ phải cắt giảm nhiều thứ chi tiêu khác trong dịp Tết này.
🥂Bản thân tôi không hề muốn biến Tết thành dịp để người lớn trao đổi tiền mừng tuổi, không muốn "công nghiệp hóa" dịp lễ Cổ truyền này. Thế nhưng, nếu chỉ một mình tôi đi ngược lại xu hướng, e rằng con tôi sẽ trở thành kẻ "lạc loài". Tôi nên làm thế nào đây, giữ vững lập trường hay thay đổi theo thời thế vì con?
>> Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm 168betvisa-slots.com. Gửi bài tại đây.