Thông tin được đưa ra tại buổi họp báo ngày 8/10 tại Hà Nội nhân Tuần lễ dinh d♍ưỡng dinh dưỡng và phát triển.
Ông Trịnh Hồng Sơn, Giám đốc Trung tâm Truyền thông giáo dục dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng🐻 quốc gia cho biết, nếu như năm 2000 tỷ lệ trẻ thừa cân béo phì tại Việt Nam chỉ là 0,62% thì 10 năm sau con số này đã là 5,6% (tương đương khoảng 400.000 trẻ). Tỷ lệ này tại Đà Nẵng là gần 10%, TP HCM 9,6%.
Tiến sĩ Lê Bạch Mai, Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia cho biết, trung bình một năm nước ta có khoảng 95.000-100.000 trẻ bị thừa cân béo phì. Có nhiều yếu tố liên quan đến tình trạng này. Trước hết là sự thay đổi trong bữa ăn của hộ gia đình, của trẻ. Nhìn chung năng lượng trong khẩu phần ăn hầu như không thay đổi nhưng chất lượng thay đổi, giá trị sinh học của khẩu phần ăn tốt hơn, nên sử dụng hiệu quả hơn những nguồn dinh dưỡng.
Điều tra của Viện Dinh dưỡng gần đây cho thấy, mức tiêu thụ gạo, thịt thay đổi rất nhiều, đặc biệt là thịt tăng lên rất nhanh (từ 11g/người/ngày vào những năm 80 đến năm 2010 đã tăng lên 84). Trong khi đó cá, ra🌄u kỳ vọng tăng ﷺlên nhiều thì thay đổi rất ít.
Ngoài ra, theo tiến sĩ Mai, vận động của trẻ trong xã hội hiện nay giảm rất nhiều. Giờ đây 🎶trẻ sống trong phòng điều hòa, không toát mồ hôi; quạt tay được thay bằng quạt điện; chỗ chơi không có; xem tivi, máy tính nhiều... Vì thế, sự tiêu hao năng lượng giảm. Cộng thêm mỗi gia đình hiện nay chỉ sinh 1-2 con, tình yêu của bố mẹ, cả nhà đều dồn vào con, chăm sóc quá kỹ lưỡng nhưng kiến thức đôi khi không đúng, thực hành dinh dưỡng không hợp lý dẫn đến trẻ bị thừa cân béo phì. Một nghiên cứu gần đây tại Hà Nội cho thấy có đến 53% bà mẹ không hề biết con nặng hơn mức chuẩn.
Một số cha mẹ vẫn còn cho rằng trẻ con phải bụ bẫm, mập mạp mới đáng yêu. Ngay cả khi đến khám dinh dưỡng, bác sĩ bảo con đủ cân nặng, chiều cao thì bố mẹ vẫn muốn con lên cân nữa để dư một tý. "Thêm vào đó, thực phẩm chế biến sẵn hiện khá phổ biến, nhiều người cho con ăn như một cách thể hiện đẳng cấp, sài sang, hoặc đơn giản là để tiết kiệm thời gian. Trong khi loại thực phẩm này lại nhiều chất béo, ít vi chất dinh dưỡ𝓡ng - yếu tố giúp trẻ phát triển tốt về chiều cao”, tiến sĩ Mai chia sẻ.
Tiến sĩ Mai cho rằng, cha mẹ đừng b൲iến con từ tránh khỏi suy dinh dưỡng sang vực thẳm thừa dinh dưỡng, rất tổn hại đến sức khỏe của trẻ và tăng trưởng sau này. Nghiên cứu tại một trường học ở quận Hai Bà Trưng của Hà Nội gần đây cho thấy có gần 60% trẻ thừa cân béo phì đã rối loạn thiếu máu rất sớm.
Theo các chuyên gia, trẻ bị thừa cân béo phì ở tuổi ấu thơ rất dễ bị tình trạng này khi trưởng thành, để lại nhiều hậu quả. Nó làm tăng nguy cơ mắc các bệnh đái🌸 tháo đường, tăng huyết áp, tim mạch và bệnh mãn tíꩲnh khác ngay khi trẻ còn nhỏ cũng như lúc trưởng thành.
Dưới đây là một số lời khuyên của các chuyên gia khi trẻ bị béo phì:
- Cho trẻ ăn phối hợp nhiều loại thực phẩm, chế độ ăn cân đối hợp lý ♔bảo đ🍷ảm nhu cầu dinh dưỡng theo lứa tuổi.
- Cho trẻ ăn đúng giờ theo bữa.
- Không nên cho trẻ uống các loại nước ngọt 🎶có 🍬ga.
- Hạn chế các loại bá📖nh kẹo, đư🅺ờng mật, kem sữa đặc có đường.
- Không nên dự trữ các loạ🐻i thức ăn giàu năng lượng như: bơ, pho mát, bánh, kẹo, chocolate, kem, nước ngọt trong nhà.
- Không nên cho trẻ ăn nhiều vào lúc tối trước khi đꦿi ngủ.
- So với điều trị bằng chế độ ăn, tăng cường hoạt động thể lực tỏ ra có hiệu quả hơn, giúp trẻ phát triển chiều cao và du🅺y trì sức khỏe tốt.
Các bậc cha mẹ cần quan tâm ủng hộ và tạo mọi điều kiện giúp trẻ năng động. Khuyến khích trẻ tham gia các môn thể dục thể thao như đi bộ, chạy, nhảy dây, đá bóng, cầu lông, đá cầu, bơi lội... Hướng dẫn trẻ sống năng động, thamꦿ gia làm các công việc ở nhà: lau dọn nhà cửa, xách nước tưới cây, bưn▨g bê đồ đạc…
Hạn chếꦗ ngồi xem tivi, video, trò chơi điện tử… Không nên bắt trẻ học quá nhiều, nên tạo điều kiện để trẻ được vui đùa chạy nhảy sau những giờ học căng thẳng.
Tuần lễ Dinh dưỡng và Phát triển năm nay (16-23/10) có chủ đề Đảm bảo an ninh dinh dưỡng và an toàn thực phẩm để mọi người khỏe mạnh. Ngoài mối lo về thừa cân béo phì, tỷ lệ trẻ bị suy dinh dưỡng ở VN hiện vẫn còn ở mức cao. Trong khoảng 7,7 triệu trẻ dưới 5 tuổi, số trẻ bị suy dinh dưỡng thể nhẹ cân là hơn 1,2 triệu và số trẻ suy dinh dưỡng thể thấp còi là khoảng hơn 2 triệu. Vẫn còn 21 tỉnh, thành có tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi trên 30% (theo phân loại của Tổ chức Y tế Thế giới là ở mức cao), trong đó tỉnh Kon Tum ở mức trên 40% (mức rất cao). |
Nam Phương