Chị Nguyễn Thị Hà (25 tuổi, Hà Nội) bị ong vò vẽ đốt ở đầu, mặt, tay khoảng 8-10 vết. Sau khoảng vài giờ ﷽đau, chị Hà xuất hiện phù mắt môi, nổi ban đỏ toàn thân kèm đau rát họng. Uống thuốc giảm đau không đỡ nên bệnh nhân đến khám tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội hồi giữa tháng 7 vừa qua.
Sau khi thăm khám và thực hiện các xét nghiệm, bác sĩ chẩn đoán chị Hà bị tiêu cơ vân cấp (tổn thương phần cơ bao phủ xương và tạo h💧ình dáng cho cơ thể), phản vệ độ II kèm viêm họng cấp. Bác sĩ Nội trú Đàm Thị Thanh Tâm, khoa Nội Tổng hợp, BVĐK Tâm Anh Hà Nội, cho biết bệnh nhân sau khi bị ong đốt nếu không được xử trí phản vệ sớm và đúng cách có thể xuất hiện tình trạng phản vệ pha 2, biểu hiện phản vệ xuất hiện trở lại và nặng hơn mặc dù không tiếp xúc lại với chất dị nguyên gây dị ứng. Người bệnh có thể bị sốc phản vệ, suy chức năng nhiều cơ quan, thậm chí tử vong. Pha 2 có thể xảy ra trong vòng 24-72h từ khi xuất hiện triệu chứng phản vệ đầu tiên. Biểu hiện lâm sàng pha 2 xuất hiện lại càng sớm thì tiên lượng bệnh càng nặng.
Ngay khi chẩn đoán bệnh, chị Hà được sử dụng thuốc điều trị phản vệ, chống dị ứng, thuốc giảm đau và được truyền dịch điện giải, thuốc lợi tiểu, kháng sinh điều trị viêm họng cấp. Đặc biệt do nhiễm nọc độc của ong, bệnh nhân có tình trạng tổn thương cơ với xét nghiệm men cơ CK (men Creatine Kinase - một trong các chỉ số phản ánh tình trạng của tế bào cơ, tim...) tăng 1.238 U/L, cao hơn rất nhiều lần so với giới hạn bình thường (dưới 140 U/L). Tổn thương được bác sĩ phát hiện sớm và xử trí kịp thời, tránh xảy ra biến chứng nặng hơn như suy thận cấp, suy đa tạng, rối loạn điện giải nặng, toan chuyển hóa, rối loạn đôn𝔍g máu, tử vong...
Sau 3 ngày điều trị tích cực,🔯 chị Hà không còn phù mắt, phù môi, tổn thương da còn rất ít. Các vị trí ong đốt giảm đau nhức và sưng nề.🌞 Bệnh nhân giảm đau rát họng, không sốt, tình trạng đi tiểu nhiều hơn và màu nước tiểu nhạt hơn. Chỉ số men cơ CK giảm xuống 738 U/L.
Sau 6 ngày🏅 điều trị theo phác đồ xét nghiệm chức năng thận, men CK và bilan nhiễm trùng về mức an toàn. Bệnh nhân ổ🅰n định sức khỏe, được ra viện điều trị ngoại trú.
Ong vò vẽ là một trong những loại ong có nọc độc và xuất hiện nhiều vào mùa hè. Ong có thân dài, bụng thon, mình vàng có vạch đen và thường làm tổ trên cây hay mái nhà. Phần lớn các loài ong đều có nọc độc, tùy theo mức độ ít hay nhiều. Nọc của chúng có chứa nhiều chất cực độc như melittin, apamine, phospholipase A2, phospholipases B, chất làm vỡ dưỡng bào, hyaluronidase, histamine, dopamine... Đáng chú ý, melittin là chất khiến người bị đốt có cảm giác đau, là yếu tố gây tan máu và rối loạn đông m🤪áu. Apamin là thành phần có khả năng làm tê liệt hoạt động của hệ thần kinh và hoạt động cơ, thậm chí gây liệt cơ hô hấp, liệt thần kinh và tử vong.
Bên cạnh đó, vết onꦕg chích thường gây mẩn đỏ, ngứa, đau rát và có dấꦇu hiệu hoại tử. Vì thế, cần rửa vết thương với các dung dịch sát khuẩn như Betadine hoặc Blue methylene để tránh nhiễm trùng.
Bác sĩ Thanh Tâm khuyến cáo người bị ong đốt có thể xuất hiện biểu hiện sốc phản vệ, thậm chí tử vong. Do đó, tất cả các trường hợp ong đốt nên được theo dõi sát trong ít nhất 24 giờ đầu để phát hiện phản vệ nặng và xử trí kịp thời. Nếu không quá nhiều vết ong đốt, tình trạng người bệnh ổn định có thể điều trị ngoại trú, cần đi khám ngay khi có 🐼những dấu hiệu như phù môi, mắt, cảm giác khó thở, co thắt phế quản, đau bụng, tiểu ít, thay đổi màu nước tiểu... Với những người bị nhiều vết đốt, hoặc có phản ứng dị ứng nặng cần nhập viện xử trí sớm, tránh biến chứng sốc phản vệ, suy chức năng nhiều cơ quan đe dọa đến tính mạng.
Lục Bảo