Ngày 19/2, thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Trường Hoan, khoa Tiết niệu, Trung tâm Tiết niệu - Thận học - Nam khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết thận phải của bà Dung (ngụ Bình Phước) ứ nước độ 3, đài thận có sỏi 14 mm, niệu quản phải chứa sỏi 22x9x9 mm ở vị trí 1/3 trên. Thận trái ứ nước độ 2, đài thận có sỏi 20 mm, sỏi san hô ở bể thận 47x18x27 mm. Xét nghiệm nước tiểu ng𓆏ười bệnh cho thấy nồng độ bạch cầu cao, là dấu hiệu nhiễm trùng đường tiết niệu.
"Người bệnh cần mổ hai lần để lấy hết sỏi, giải phóng ứ nước cho 𒐪từng bên thận, ✅niệu quản và điều trị nhiễm trùng", bác sĩ Hoan nói.
Lần thứ nhất, bác sĩ nội soi hông lưng lấy sỏi niệu quản bên phải. Kíp mổ bóc tách, tiếp cận, xẻ niệu quản, gắp sỏi r꧑a ngoài rồi khâu vết mổ lại. Sau đó, ê kíp đặt ống thông tiểu (sonde JJ) niệu quản hai bên nhằm điều trị nhiễm trùng, giải phóng ứ nước, chuẩn bị cho lần mổ thứ hai với bên thận còn lại.
Hai tuần sau, bà Dung được mổ thận trái bằng phương pháp nội soi tán sỏi thận qua da bằng đường hầm nhỏ (Mini-PCNL). Kíp mổ rạch một đường 6 mm tại hông lưng trái người bệnh, đưa một ống nong vào tạo "đường hầm" dẫn thẳng đến bể thận với sự trợ giúp của đầu dò và máy siêu âm. Thiết bị tán sỏi laser được đưa vào qua༺ "đường hầm". Dưới tác dụng của năng lượng laser, viên sỏi san hô được𝄹 tán thành những mảnh vụn nhỏ, mịn, hút sạch ra ngoài.
Một ngày sau mổ, bà không đau, ăn uống, đi lại b♛ình thường. Sau hai tuần, bà tái khám, được rút hai ống thông tiểu.
Bác sĩ Hoan cho biết có nhiều loại sỏi thận khác nhau, được phân loại theo thành phần hóa học, gồm sỏi canxi, sỏi oxalat, sỏi phosphat, sỏi axit uric, sỏi san hô, sỏi cystin. Thường gặp nhất là sỏi canxi. Trường hợp sỏi san hô như bà Dung chỉ chiếm 7-15% số ca sỏi tiết🗹 niệu.
Sỏi san hô thường xuất hiện trong đài bể thận, ít gặp tại cơ quan khác trong hệ tiết niệu. Sỏi hình thành trong môi trường nhiễm khuẩn đường tiết niệu kéo dài, vi khuẩn phân giải urê trong nước tiểu thành ammonium, sau đó kết ꦚhợp với magie và phốt phát tạo thàไnh sỏi. Do đó, sỏi san hô còn được gọi là sỏi nhiễm trùng.
Tuy nhiên, đây là loại sỏi nguy hiểm nhất, theo bác sĩ Hoan. Người bệnh thường không có triệu chứng nên khi phát hiện, kích thước sỏi đã lớn, lấp kín đài bể thận. Các nhánh sỏi len lỏi vào các đài thận, cản trở nước tiểu di chuyển đến bể thận để đi xuống bàng quang, khiến thận ứ nước tiểu. Nếu không kịp thời lấy sỏi ra ngoài, giải phóng ứ đọng làm suy giảm chức năng thận, nguy cơ gây nhiễm trùng, ứ mủ trong thận, c🍬ó♉ thể đe dọa tính mạng người bệnh.
Nội soi bằng đường hầm nhỏ là phương pháp ưu tiên trong điều trị sỏi san hô. 🤡Trường hợp sỏi quá lớn, nhiễm khuẩn nặng phải mổ mở.
Sau khi tán sỏi xong, người bệnh cần hạn c🐭hế ăn mặn; giảm thịt; hạn chế thức ăn chế biến sẵn, nhiều dầu mỡ; uống nhiều nước (1,5-2 lít mỗi ngày); tránh bia rượu, đồ uống có ga; tăng cường vận động vừa sức để giảm nguy cơ tái phát.
Bác sĩ Hoan khuyến cáo khám sức khỏe định kỳ 6-12 tháng mỗi lần hoặc khi có biểu hiện đau âm ỉ hông lưng. Sớm phát hiện và điều trị sỏi giúp tránh nguy cơ phát sinh nhiều biến chứng nguy hiểm như suy giảm chức năng thận, nhiễm trùng thận, ứ m🏅ủ thận, viêm thận mạn tính, nhiễm khuẩn huy𒁏ết có thể dẫn đến tử vong.
Thắng Vũ