Hầu như các phương pháp đều có ý tưởng dựa trên những hiện tượng - quy luật tự nhiên. Đó cũng là triết lý nền tảng tôi được các giáo sư hướng dẫn khi làౠm nghiên cứu và nay tôi truyền đạt lại cho học trò. Giới 🍎trẻ Pháp rất quan tâm tới những giải pháp giảm thiểu sự can thiệp thô bạo của con người vào tự nhiên. Do sự phát triển đô thị từ trăm năm trước, nhiều con sông và suối nhỏ trong khu vực Đông Nam nước Pháp bị thay thế bằng các hệ thống cống khiến cho tình trạng hạn hán (vào mùa khô) và lũ lụt (vào mùa mưa bão) ngày nay trầm trọng hơn. Người Pháp cũng hối tiếc về cái giá phải trả cho những sai lầm trong quá khứ. Điều đó khiến tôi không ngừng nghĩ về thành phố nơi chôn nhau cắt rốn của mình - Hòn ngọc Viễn Đông một thời.
Phối cảnh các cầu đi bộ kết nối xuống đảo vườn nhân tạo giữa sông Sài Gòn - trongꦚ dự án được các liên danh tư vấn cho Sở Quy hoạch và Kiến trúc TP HCM - cho tôi viễn cảnh về một thành phố hiện đại. Tuy nhiên, tôi không khỏi thắc mắc: sao trông sông Sài Gòn chật hẹp và ngột ngạt thế?
Nước mưa rơi xuống đất một phần sẽ được trữ trong các ao hồ, một phần thấm xuống các mạch nước ngầm, một phần bốc hơi trở lại và một ph𝕴ần chảy ra biển. Sông Sài Gòn là con sông chính của TP HCM, chảy ngang khu vực trung tâm thành phố. Nó vừa là nguồn nước, vừa là nơi thoát nước và giúp điều hòa không khí, khiến thành phố mát mẻ hơn. Bề rộng sông Sài Gòn đoạn chạy qua trung tâm TP HCM chỉ khoảng hơn 200 m. Nếu thành phố xây đảo nhân tạo, bề rộng này sẽ bị chia cắt và bề rộng mặt nước - theo phối cảnh - có thể giảm tới gần 30%, làm suy giảm tương đương lượng nước tích trữ. Nếu chỉ so sánh các con số về kích thước, sông Sài Gòn sau khi xây dựng đảo nhân tạo có những tương đồng với sông Seine - đối tượng được các nhà tư vấn tham chiếu - đoạn trung tâm Paris với các đảo ở giữa lòng sông. Tuy nhiên, ở các khía cạnh khác, sự so sánh lại rất khập khễnh.
Thứ nhất, các đảo ở sông Seine là những mô đất tự nhiên nên vẫn duy trì được chức năng thấm xuống các mạch nước ngầm - hoàn toàn khác với một đảo nhân tạo xây dựng dựa trên nền tảng bê-tông. Thứ hai, khoảng cách từ mặt nước bình thường của sông Seine cho đến mặt cầu đường là hơn mười mét. Trong khi mặt nước của sông Sài Gòn so với mặt đường Tôn Đức Thắng không chênh lệch nhiều. Do đó, khi lượng chứa nước của sông Sài Gòn đoạn bên cạnh trung tâm TP HCM giảm, những rủi ro về khả năng thoát nước cần được xem xét. Thiếu sự tính toán đầy đủ, khi sông thành đảo, phố lại có t♛hể... thành sông vì ngập lụt.
Ngoài ra, do các đảo giữa sông Seine hoàn toàn tự nhiên nên d𒊎òng chảy của con sông này qua các đoạn khác nhau đều đã trở nên quá quen thuộc bao đời nay. Tuy nhiên, đoạn chảy qua trung tâm TP HCM là đoạn cuối của sông Sài Gòn (dài 256 km đi qua nhiều tỉnh từ Bình Phước, Tây Ninh, Bình Dương) trước khi nhập cùng sông Đồng Nai (cách trung tâm TP HCM khoảng 13 km) để đổ ra biển. Vì vậy, khi lòng sông bị chắn mất 30%, toàn bộ dòng chảy từ thượng nguồn sẽ bị thay đổi, có thể dẫn đến ngập lụt hay xói mòn, sạt lở.
Thế giới từng có những công trình đảo nhân tạo giữa các lòng sông chảy qua các thành phố lớn. Các đảo nhân tạo Seonyudo và Nodeulseom giữa sông Hàn chảy qua thủ đô Seoul của Hàn Quốc có bề rộng khoảng 200 m giữa một lòng sông rộng gần 800 m. Chúng được xây dựng dựa trên các bãi đá và bãi cát hình thành tự nhiên do các trận lũ lụt hay bồi đắp chứ không được tạo dựng hoàn toàn dựa trên nền tảng bê-tông. Ở bờ tây khu Manhattan (New York, Mỹ), đảo nhân tạo Little Is💎land đã được xây dựng như một công viên có diện tích 0,97 ha và rất sát bờ, nơi có bề rộng dòng sông Hudson lên tới hơn 1.000 m, có thể xem như chỉ là một công trình nổi.
Việc xây dựng đảo nhân tạo dựa trên sự sao chép mô hình phát triển của các thành phố phương Tây cũng trái tự nhiên không chỉ về yếu tố nước, m🌄à còn ở yếu tố không khí. Paris nóng nhất vào mùa hè với nhiệt độ ngày thường 14°C đến 26°C. Trong khi đó tại TP HCM, nhiệt độ bình quân luôn ở mức từ 26°C trở lên. Sự chênh lệch về nhiệt độ của hai thành phố càng cho thấy khi diện tích bề mặt nước suy giảm, tình trạng oi bức sẽ càng nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, xét về thực tế sử dụng, với điều kiện thời tiết như vậy, việc đi bộ trên những chiếc cầu cao để ra đảo giữa sông có thể là một cực hình.
Tuy nhiên, quy hoạch sông Sài✃ Gòn vẫn 🍌có thể học hỏi từ quy hoạch sông Seine tại Paris: du lịch đường thủy. Theo Cơ quan Thống kê Quốc gia Pháp, dịch vụ tàu tham quan trên sông Seine tại Paris đạt doanh thu gần 40 triệu Euro trong năm 2023.
Quy hoạch phát triển sông Sài Gòn là bài toán kinh tế xã hội có xét các điều kiện ràng buộc về tự nhiên. Lời giải tối ưu để phát triển thඣành phố như thường lệ thường xuất phát từ việc nghiên cứu kỹ và tôn trọng các điều kiện tự nhiên. Giải pháp dựa trên tư duy này vừa ít gây tác động tiêu cực lên cuộc sống của con người vừa bảo đảm ít tốn kém và dẫn đến các phương án phát triển bền vững.
Sao chép máy móc cácܫ giải pháp từ nơi có nhiều khác biệt về địa hình, thời tiết và môi trường sẽ dẫn tới các can thiệp trái tự nhiên, gây tổn hại cho không chỉ hôm nay mà cả thế hệ mai sau.
Võ Nhật Vinh