Thuốc xịt mũi có thể làm giảm nghẹt mũi, cải thiện kích ứng trong mũi và xoang. Thuốc xịt mũi hoạt động bằng cách thu nhỏ các mạch máu và mô trong xoang do cảm lạnh, dị ứng hoặc cúm gây sưng, viêm. Thuốc xịt mũi sẽ hoạt động hiệu quả nhất khi bạn sử dụng chúng đúng🌸 cách.
Trước tiên, bạn nên hiểu loại thuốc xịt mũi đang sử dụng và đọc hướng dẫn trên nhãn để biết tần suất dùng. Các loại dung dịch xịt mũi phổ biến như dung dịch xịt mũi dạng muối (sử dụng nước và muối để giảm nghẹt mũi và làm dịu kích ứng), thuốc xịt mũi chứa steroid (đưa steroid vào mũi để giảm viêm), thuốc kháng histamine (giúp giảm nghẹt mũi khi b🌟🦄ị dị ứng theo mùa).
Bạn rửa tay bằng nước xà phòn🎶g trước khi xịt mũi để tránh đưa thêm chất kích ứng vào mũi. Bạn nên xì mũi nhẹ trước khi dùng thuốc xịt mũi bởi không thể xì mũi trong vài phút sau khi s🌼ử dụng. Điều này còn giúp làm thông mũi và thông đường cho thuốc.
Bạn lắc chai thuốc xịt mũi hoặc phun ra một lượng nhỏ ra ngoài tùy theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Hầu hết các sản phẩm có thể được áp dụng khi ở tư thế thẳng nên bạn không cần phải ngửa đầu ra sau. Để xịt mũi, ấn một ngón tay để đóng một bên lỗ mũi không xịt t🍒huốc; tay còn lại nhẹ nhàng chèn đầu chai xịt vào một bên mũi, bóp bình xịt mũi và hít vào, ngậm miệng l🌠ại.
Lưu ý khi xịt là không nên hướng thẳng vòi xịt vào vách ngăn mũi, tức là phần giữa của mũi. Vì khi bạn ấn vòi xịt trực tiếp lên vách ngăn mũi, vòi xịt có thể làm hỏng mô và gây kích ứng hoặc chảy máu mũi. Hướng bình xịt mũi vào thành ngoài của hố mũi và lên trên là cách thự🐭c hiện đúng.
Dùng khăn giấy lau sạch phần nước xịt thừa chảy ra. Lau chai xịt mũi và đậy nắp chai xịt cẩn thận, s♕au đó rửa lại tay với xà phòng và nước để tránh thuốc dính vào mắt hay miệng.
Một số người nghĩ rằng véo mũi giúp cung cấp thuốc cho mũi nhưng không phải vậy. Các bình xịt được thiết kế để cung cấp đủ thuốc mà không véo mũi. Bạn cũng không nên xông mũi trong vòng 15-20 phút sau k🧸hi dùng thực xịt mũi vì nó sẽ làm trôi một phần thuốc ra ngoài, làm giảm tác dụng. Không dùng bình xịt mũi chúng với bất☂ kỳ ai vì có thể làm lây nhiễm vi khuẩn. Sản phẩm cần được bảo quản đúng cách.
Thuốc xịt mũi không gây nghiện, nhưng chúng có thể trở thành thói quen và người bệnh không nên sử dụng chúng quá ba ngày. Một số người bệnh sử dụng thuốc xịt mũi trong nhiều ngày liên tục và không còn cảm nhận hiệu quả của thuốc. Sử dụng chúng lâu hơn sẽ giúp tăng cường khả năng chống chịu với các loại thuốc và dùng nhiều hơn, thường xuyên hơn nhưng có thể không đem lại hiệuꩲ quả và gây tắc nghẽn mũi.
Một số loại thuốc xịt mũi có các tác dụng phụ nhẹ như khiến bạn hắt hơi, chảy nước mũi và kích ứng mũi. Nếu bạn gặp bất kỳ tác dụng phụ nào bao gồm thay đổi nhịp tim, run, đổ mồ hôi bất thường hoặc chảy máu c♔am dai dẳng thì nên đến gặp bác sĩ. Mặc dù hầu hết mọi người có thể sử dụng các loại thuốc xịt mũi nhưng bác sĩ có thể có các khuyến nghị khác nếu người bệnh bị tiểu đường, huyết áp cao, cường giáp hoặc các loại thuốc khác.
Người bệnh không nên sử dụng thuốc xịt mũi nếu đường mũi bị tổn thương. Vì bạn có thể cầꦬn thêm thuốc để kiểm soát tình trạng tắc nghẽnও hoặc tình trạng tắc nghẽn có thể trở nên tồi tệ hơn nếu ngừng sử dụng bình xịt.
Kim Uyên
(Theo Cleveland Clinic, Insider)