Mạng xã hội đang lan truyền hình ảnh và câu chuyện về một du khách đi du l🔜ịch đến một cửa hàng ăn sáng. Tuy nhiên, tại đây, sau khi gọi một suất bún chả có giá 35.000 đồng, người này "sốc" khi chỉ nhận được một đĩa bún nhỏ cùng hai miếng chả viên. Đáng nói, chủ nhà hàng khẳng định đã bán đúng giá niêm yết, đồng thời cho biết một suất bún ở đây ﷽bình thường cũng chỉ có đúng số lượng chả như vậy.
Theo cơ quan quản lý thị trường địa phương, việc niêm yết giá tại cửa hàng này được thực hiện đầy đủ, tức quán bán đúng giá chứ không hề có hiện tượng "chặt chém". Ngoài ra, hình ảnh chụp lên còn thiếu rau, nước chấm, đồ muối ăn 🐠kèm nên chưa phản ánh chính xác suất ăn.
Cá nhân tôi cho rằng, nếu nói đây là "chặt chém" thì cũng chưa hẳn chính vì thời điểm này là mùa cao điểm du lịch. Nhất là các tỉnh vùng biển luôn trong tình trạng quá tải nên việc chất lượng phục vụ không tốt, giá cả tăng cao hơn ngày thường cũng chẳng phải chuyện gì quá lạ lẫm. Chưa kể, quán cũng có niêm yết giá rõ ràng nên ở đây là "🌃thuận mua vừa bán". Một phần lỗi là ở du khách đã không chủ động hỏi kỹ trước khi mua.
Tuy nhiên, nói vậy không có nghĩa là người bán cứ niêm yết giá là muốn bán thế nào cũng được, tăng giá vô tội vạ. Nhìn rộng hơn ở đây chính là câu chuyện làm du lịch "ăn xổi" ở nước ta. Một điều dễ thấy khi tớ𝄹i các khu du lịch có tiếng, đông người mỗi dịp lễ, Tết hay vào hè, đó là giá cả thực phẩm và dịch vụ đều đua nhau tăng cao. Nhiều lý do được đưa ra, nhưng phổ biến nhấ🎐t là lý luận: mùa cao điểm nên không đủ hàng để bán.
Phải thừa nhận rằng, mỗi dịp cao điểm du lịch, giá cả từ vé máy bay cho tới nhà hàng, khách sạn... mặc sức leo thang mà người dân sử dụng dịch vụ (khách du lịch) vẫn cứ tặc lưỡi chấp nhận. Người ta nghĩ rằng "lễ, Tết thì ở đâu chẳng đắt đỏ, mình 𓄧không mua nhanh๊ có khi người khác tranh mất, lúc đó chẳng còn gì để mua".
>> 'Khách du lịch Việt quá hiền'
Lâu dần, chính thái độ thỏa hiệp ꦯnày khiến người làm dịch vụ càng có lý do để tăng giá mỗi dịp nghỉ lễ. Một người tăng giá vẫn bán được hàng thì hàng chục, hàng trăm, hàng nghìn người khác làm theo. Điều đó khiến cả các điểm du lịch đều đua nhau tận thu du khách trong vài ngày nghỉ ít ỏi. Họ chẳng thèm quan tâm người mua có hài lòng hay không, có quay lại lần sau hay chỉ đến một lần rồi bỏ chạy?
Ở đây, câu chuyện suất bún chả không dừng lại ở việc đúng hay sai, mà nói là vấn đề đạo đức bán hàng, thái độ đúng mực của người làm dịch vụ. Nếu người bán có tâm, họ sẽ nói rõ cho khách hàng biết về chuyện giá thực phẩm đắt đỏ nên suất bún chả nay chỉ có hai miếng chả, để thực khách biết trước và có suy nghĩ trước khi vào ăn. Nếu vậy, có lẽ chuyện đã chẳng gây nên bức xúc như vậy. Đằng nà๊y, người bán chỉ im ỉm chờ khách gọi món xong xuôi, khi thắc mắc mới lấy lý do này kia để giải thích. Đó hoàn toàn không phải cách bán hàng có tâm.
Sẽ còn nhiều tranh cãi xung quanh câu chuyện này, nhưng tôi mong những người làm du lịch ở Việt Nam, trước khi nghĩ đến lợi nhuận của mình, hãy thử hỏi mình có đang vô tình làm xấu đi hình ảnh du lịch của địa phương? 35.000 đồng kiếm được trước mắt đó, liệu có bù đắp lại được những thiệt hại vô cùng lớn sau này vì chính cách kinh doanh "ăn xổi" hôm nay?
Bảo Nam
>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm 168betvisa-slots.com.