Cơ xương khớp VnExpress Sức khỏe Hợp tác cùng các chuyên gia đầu ngành

Giải đáp thắc mắc

* Vui lòng điền chính xác thông tin để nhận được tư vấn tốt nhất từ chuyên gia của Hệ thống BVĐK Tâm Anh.
Giới tính (*)

Hỏi đáp

Chào bác sĩ, tôi thường xuyên chaỵ bộ vào buổi sáng khoảng 3-5 km. 💛Nhưng vài buổi sáng gần đây, khi chಞạy được khoảng 2 km thì đầu gối bên trái tưng tức, tôi không chạy nữa và chuyển sang đi bộ thì hết tức. Xin hỏi bác sĩ đây là bệnh gì? Làm sao để hết. Cám ơn bác sĩ.

huỳnh công đào, 58 tuổi, Ninh bình
BS Vũ Trung Hiếu

Chào bác,
Với trường hợp của bác, đó có thể là triệu chứng của thoái hoá khớp gối giai đoạn sớm, hoặc do một số nguyên nhân khác như căng cơ, tổn thương sụn chêm dây chằng... Vì vậy, để có thể đưa ra kết luận chính xác và có phác đồ điều trị thích hợp, bác nên đi khám tại các bệnh viện chuyên khoa về cơ xương khớp.
Trân trọng.

Em mổ bao hoạt dịch cổ ꦺtay được một tháng rồi. Đến giờ vẫn sưng và cử động các ngón tay khó khăn. Xin hỏi bác sĩ liệu có sao không ạ? Có cần phải uố🐼ng thuốc hay xoa bóp gì không ạ? Em cảm ơn bác sĩ và bệnh viện.

phuongnguyen, 20 tuổi, Hà trung-thanh hoá
BS Vũ Trung Hiếu

Chào bạn,
Thông thường sau mổ u năng hoạt dịch cổ tay thì tay sẽ sưng nề không quá 2 tuần. Trong trường hợp của mình đã bị hơn một tháng thì tốt nhất bạn nên đến bệnh viện khám để biết rõ nguyên nhân.
Trân trọng

Tôi bị đau vùng thắt lưng phải, không chấn thương, tiêu tiểu bình thường, không phù, không tiểu rắt, tiểu buốt. Xin hỏi bác sĩ đó có phải triệu chứng bệnh xương khớp hay gan thận không? Cần làm các xét nghiệm gì v💛à khám ở đâu? Cám ơn

Lê Thị Hoàng Uyên, 53 tuổi, trường th Phan Chu Trinh
THS.BS Trần Thị Hoài Thanh

Chào bác,
Hiện tại các biểu hiện của bác nghĩ tới bệnh lý cơ xương khớp nhiều hơn, trong đó có viêm khớp cùng chậu hoặc viêm khối khớp bên. Bác cần khám tại cơ sở chuyên sâu về cơ xương khớp, có khả năng sẽ cần làm siêu âm khớp để định hướng chẩn đoán, ngoài ra có thể còn phải làm thêm các xét nghiệm khác để có kết luận cuối cùng.
Trân trọng.

Mẹ em 65 tuổi, bị gãy 1/3 xương chân trái dưới do tai nạn xe, đã mổ bắt vít bên trong. Xin tư vấn giúp em: Nên chăm sóc mẹ như thế nào? Chế độ ăn uống ra sao? Cần bổ sung thêm những loại sữa nào vì có quá nhiều loại trên thị trường. Mong được tư vấn. Em cám ơn bác sĩ và ...

nguyễn phúc hậu, 41 tuổi, long kháng đồng nai
ThS.BS.CKII Nguyễn Ngọc Tiệp

Bác sĩ khoa Chấn thương Chỉnh hình Bệnh v🧔iện đa khoa 🎀Tâm Anh Hà Nội

Chào bạn,
Sau mổ kết hợp xương cần chăm sóc vết thương cho khô và liền tốt. Nên thay băng cách ngày hoặc khi bị thấm ướt.
Vì xương sau khi đã gãy cần 3 tháng để can chắc chắn, nên trong thời gian 3 tháng đầu sau phẫu thuật cần đi nạng hoặc ngồi xe lăn để chân mổ không phải chịu tỳ trọng lực, hoặc theo chỉ định của bác sĩ.
Trong dinh dưỡng, nên thực hiện chế độ ăn nhiều canxi, nhiều protein và các loại vitamin. Có thể uống thêm canxi hoặc sữa giàu canxi. Điều trị loãng xương nếu chất lượng xương kém. Khám lại mỗi tháng trong 3 tháng đầu và sau đó chụp phim định kỳ theo dõi sự liền xương.
Chúc bạn và mẹ vui khỏe.

Kính gửi quý bác sĩ: Tôi năm nay 38 tuổi, trước đó 10 năm tôi có phẫu thuật nẹp vít ở đốt sống L3 và L4 do tai nạn lao động (vỡ đốt sống L3, L4, xương vỡ nhiều mảnh chèn tủy). Hiện tại tôi đã phục hồi khoảng 90%. Bình thường tôi không làm việc nặng, làm việc và sinh hoạt theo hướng dẫn ...

buiquochung09, 38 tuổi, 6/29 khu phố Nhị Đồng 1, Dĩ An , Bình Dương
BS.CKI Nguyễn Văn Toại

Chào bạn,
Nẹp vít cột sống có thể để trong cơ thể suốt đời nhé. Vì vậy, nếu không đau lưng, vận động bình thường thì bạn không phải tái khám ạ.
Chúc bạn vui khỏe.

Thưa bác sĩ, vừa rồi em có đi chụp MRI về thì được chẩn đoán là: Thoái hoá và thoát vị đĩa đệm L2/L3, không chèn ép rễ thần kinh. Thoát vị nội xốp đĩa đệm đa tầng các đĩa đệm T11/T12 tới L4/5.
Em muốn hỏi là với chẩn đoán như trên thì em có thể tham gia chơi thể thao, chơi cầu lông ...

Nguyễn Mạnh, 34 tuổi, Hoàng mai, HN
BS.CKI Nguyễn Văn Toại

Chào bạn,
Với chẩn đoán như vậy, bạn có thể chơi cầu lông với cường độ nhẹ được. Ngoài ra, bạn nên chơi các môn thể thao khác như:
- Bơi lội: Đây là một môn thể thao rất tốt cho việc cải thiện sức khỏe tim mạch và tăng cường sức khỏe cơ bắp, đồng thời không gây áp lực lên đĩa đệm.
- Yoga: Các động tác yoga nhẹ nhàng có thể giúp tăng cường sức khỏe cơ thể và giảm căng thẳng.
- Đi bộ: Đây là một hoạt động vận động đơn giản và không gây áp lực lên đĩa đệm.

Bạn cần hạn chế hoặc tránh các môn như:
- Bóng đá, bóng rổ và các môn thể thao có tần suất va chạm cao.
- Các hoạt động tập thể dục nhảy mạnh hoặc chạy nhanh.
- Các hoạt động tập thể hình tập trung vào tải trọng.
Trân trọng.

Xin chào bác sĩ, tôi💟 bị gãy chân, đã mổ rồi nhưng thường bị chuột rút chân. Tình trạng này có ಌsao không và làm thế nào để khắc phục? Cám ơn bác sĩ.

nguyễn duy dương, 39 tuổi, Đắc Mil Đắc Nông
THS.BS.CKI Hồ Văn Duy Ân

Bác sĩ Trung tâm Chấn thương Chỉnh h⛎ình Hệ thống Bệnh viện đa k✃hoa Tâm Anh

Chào bạn,
Bạn đã mổ kết hợp xương bao lâu rồi? Trước khi gặp tai nạn có thường xuyên bị chuột rút không?
Chuột rút có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân:
- Ở người lớn tuổi: Thiếu lượng máu cung cấp oxy cho cơ, thiếu hụt các chất điện giải (canxi, kali)...
- Ở người ෴trẻ tuổi: Khi thực hiện các động tác liên tục, ít nghỉ ngơi cũng dẫn đến tình trạng thiếu oxy như chơi thể thao liên tục, đứng, ngồi quá lâu hoặc nằm với chân sai tư thế.

Mặc dù chuột rút thường là tình trạng lành tính, để có kế hoạch điều trị tốt nhất, bạn có thể cần xét nghiệm máu để đánh giá tình trạng điện giải và nhận sự tư vấn trực tiếp của bác sĩ.
Bên cạnh đó, để phòng tránh chuột rút, bạn nên tập thể dục đều dặn, có chế độ nghỉ ngơi thích hợp, mát xa các nhóm cơ thường bị chuột rút. Khi lao động nặng, có nguy cơ gây rối loạn điện giải, cần uống đủ nước (1.5-2 lít mỗi ngày), bổ sung nước có các ion cần thiết và nên ăn nhiều rau.
Chúc bạn vui khỏe.

Nốt xương bàn chân của tôi mỗi khi đi là đau, vai gáy cũng đau, còn đầu gối thì lúc tập ⛦thể dục nghe kêu rắc rắc. Cho tôi hỏi đây là bệnh ♉gì và phải làm thế nào cho hết ạ. Cám ơn bác sĩ

Đoàn Thị Út, 54 tuổi, chánh Mỹ
THS.BS.CKI Đào Duy An Duy

Bác sĩ Trungཧ꧙ tâm Chấn thương Chỉnh hình Hệ thống Bệnh viện đa khoa Tâm Anh

Chào chị,

Hệ vận động cũng như các hệ cơ quan khác trên cơ thể đều tuân theo quy luật lão hóa, từ đó dẫn đến các bệnh lý tương ứng như viêm cân gan chân, thoái hóa cột sống, thoái hóa khớp gối🌺... Ngoài ra cũng không thể loại trừ các yếu tố tăng nặng liên quan đến công việc, sinh hoạt... Để chẩn ꧟đoán chính xác cũng như có phương án điều trị thích hợp, chị nên đến bệnh viện để bác sĩ thăm khám trực tiếp.

Trân trọng.

Xin chào bác sĩ,
Tình trạng của tôi như sau: Buổi tối nằm ngủ thì các đầu ngón chân lạnh (ngủ phòng không có máy lạnh vẫn lạnh, mùa nóng vẫn lạnh), cảm giác rần rần đầu ngón chân, phải mang tất. Xin hỏi đây là bệnh gì? Tôi nên đến khoa Cơ xương khớp để khám hay phải đi khoa nào?
Thuốc ...

Nguyễn Thanh Hải, 40 tuổi, 60 Tân Mỹ Q7
THS.BSNT Đinh Phạm Thị Thúy Vân

Chào bạn,
Triệu chứng cảm giác lạnh đầu chi như bạn mô tả có thể gặp trong Hội chứng Raynaud. Tuy nhiên, để chẩn đoán chính xác, bác sĩ cần biết thêm rằng bạn có các triệu chứng khác như: có tê buốt kèm theo không? Hay triệu chứng da trắng, đổi màu đầu ngón không? Hoặc bất kì triệu chứng toàn thân nào khác như sốt, ho, khó thở.... Do đó, bạn nên đến cơ sở y tế để bác sĩ trực tiếp thăm khám và chỉ định làm thêm cận lâm sàng khác nếu cần thiết nhé.
Trân trọng.

Dạ chào bác sĩ

Tôi mới chụp MRI. Phần đọc kết quả ghi:

- Hình dạng và tín ꦰhiệu đoạn tu🍷ỷ vùng chóp trong giới hạn bình thường.

- Hemangiona thân sống L2

- Gai thoái hoá thân sống thắt lưng. Thoái hoá mất nước đĩa đệm L4/5. Thoát vị đĩa đệm nhẹ tầng L4/5 ra sau trung tâm. Không ép ...

a6xochong, 48 tuổi, 23 Nguyễn Hữu Thọ
ThS.BSNT Tạ Ngọc Hà

Bá𝕴c sĩ Ngoại cột sống - TT Chấn thương Chỉnh hình Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà N🥃ội

Chào bạn,
Với tình trạng thoát vị đĩa đệm như bạn mô tả thì chưa cần can thiệp gì. Nếu khởi phát những đợt đau cấp thì nên nghỉ ngơi tuyệt đối và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Về vấn đề hemangiona, báꦛc sĩ cần biết có to hay không để có thể tư vấn chính xác hơn. Tuy nhiên, nếu không chèn ép tủy thì chỉ cần theo dõi.

Ngoài ra, sau 25 tuổi là thời điểm quá trình thoái hoá bắt đầu, vì vậy để🦄 làm cho quá trình thoái hoá chậm đi, trong sinh hoạt hàng ngày cần chú ý:
- Tránh tác động vào cột sống
- Tránh bê vác vật nặng
-ꦫ❀ Tránh ngồi lâu, nên thay đổi tư thế sau khi ngồi 30 phút
Trân trọng.

ĐĂNG KÝ KHÁM TẠI BVĐK TÂM ANH

Vui lòng điềဣn đầy đủ thông tin để chúng tôi có thể hỗ trợ bạn