Da liễu VnExpress Sức khỏe Hợp tác cùng các chuyên gia đầu ngành

Giải đáp thắc mắc

* Vui lòng điền chính xác thông tin để nhận được tư vấn tốt nhất từ chuyên gia của Hệ thống BVĐK Tâm Anh.
Giới tính (*)

Hỏi đáp

Xin tư vấn giúp các phương pháp khử mùi hôi nách an toàn, hiệu quả.
Nguyễn Thái Quỳnh Anh, 36 tuổi, Q12
ThS.BSNT.CKI Trần Nguyễn Anh Thư

Chu♋yên khoa Da liễu, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh T🎃P HCM

Mùi hôi vùng dưới cánh tay có thể được kiểm🅰 soát khi điều trị tối ưu tình trạng tăng tiết mồ hôi. Hiện nay, ngoài phẫu thuật xâm lấn (cắt hạch thần kinh giao cảm, đốt tuyến mồ hôi...) còn có các phương pháp không "động dao kéo" khá phổ biến giúp điều trị bệnh này.

Thuốc bôi tại chỗ: Người bị tăng tiết mồ hôi nhẹ có thể sử dụng sản phẩm có chứa muối nhôm clorua. Muối nhôm có tác dụng làm tắc các📖 ống tiết mồ hôi ở nách tạm thời. Các sản phẩm này dễ sử dụng, có nhiều trên thị trường, ở dạng xịt khử mùi, lăn khử mùi. Tuy nhiên muối nhôm không có hiệu quả lâu dài nên phải sử dụng lặp lại mỗi ngày. Chất clorua có tính tẩy nên có thể kích ứng, viêm da; khi mặc quần áo màu đen có thể làm bay màu hoặc ố vàng với áo sáng màu.

Tiêm botox: Botox (viết tắt của botulinum toxin) có nguồn gốc từ vi khuẩn clostridium botulinum. Phương pháp này có thể áp dಞụng với t♐ất cả trường hợp tăng tiết mồ hôi ở tay, chân, lưng, ngực, vùng dưới cánh tay, bác sĩ Thư cho biết. Botox ngăn chặn các dây thần kinh kích thích tuyến mồ hôi, có hiệu quả 3-6 tháng. Botox tự đào thải khỏi cơ thể theo thời gian. Do đó, người bệnh phải tiêm lại nhiều lần để duy trì hiệu quả lâu dài, chi phí khá cao.

Công nghệ vi sóng (microwave): Sử dụng năng lượng vi sóng, phát ra năng lượng tập trung 📖phá hủy tuyến mồ hôi ở sâu dưới da. Tuyến mồ hôi bị nhiệt phân vĩnh viễn, không thể phục hồi. Máy có cơ chế làm lạnh đồng thời, ไbảo vệ các mô xung quanh tuyến mồ hôi và phần bề mặt da khỏi tổn thương nhiệt.

Công nghệ này xâm lấn tối thiểu, hiệu quả giảm tăng tiết mồ hôi ngay lập tức, có tác dụng gần như vĩnh viễn sau 1-2 liệu trình; giúp da dưới cánh tay sáng màu hơn và giảm lượng lông. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ áp dụng được với vùng ná🧜ch, chi phí cao. Sau điều trị, người bệnh có thể sưng đau, bầm tím nhẹ ở vùng này vài ngày hoặc hiếm hơn là tê tay. Nếu không được thực hiện đúng kỹ thuật, người bệnh có thể bị bỏng

Mọc mụn nội tiết tố phải làm sao?
Trần Khánh Vân, 28 tuổi, Hồ Chí Minh
BSCKI Võ Thị Tường Duy

Chuyên khoa Da liễu, BVĐK Tâm Anh TP.HCM

M💟ụn nội tiết tố ở nữ giới, còn được gọi là mụn trứng cá khởi phá🥂t muộn, thường xuất hiện sau 25 tuổi, kéo dài dai dẳng, hình thành do tuyến dầu tiết ra quá nhiều bã nhờn.

Khi mọc mụn nội tiết, bạn nên tới bệnh viện có chuyên khoa da liễu - thẩm mỹ da để thăm khám, chẩn đoán tính trạng bệnh và lên phá💫c đồ điều trị phù🉐 hợp.

Một số phương pháp điều trị mụn nội tiết như: thuốc không kê đơn, thuốc kê đơn, liệu pháp hormone. Ngoài việc điều trị bằng các loại thuốc, tại nhà cũng cần chăm sóc da để bảo vệ khỏi mụn tiết. Điều trị và chăm sóc da đúng cách sẽ hạn chế mụn xuất hiện, ngănܫ ngừa sẹo thâm, giúp da sáng mịn hơn.

Một số lưu ý khi chăm sóc da mụn nội tiết, như:

♌Rửa mặt 2 lần/ngày và sau khi đổ mồ hôi. Sử dụng sữa rửa mặt dịu nhẹ và nước ấm, không dùng nước nóng.

Không chà xá🦋t, nặn mụn vì gây viêm h🗹oặc làm tình trạng nặng hơn.

Tránh 🍸môi trường có độ ẩm cao làm đổ nhiều mồ hôi.

Vệ sinh sạch sẽ các đồ dùng sinh hoạt.

Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày.

Nếu trang điểm, cần tẩy trang thật sạꦫch để tránh cặn còn sót gây bít tắc lỗ chân lông.

Sử dụng kem dưỡng ẩm, ♚chống nắng🦄 có thành phần phù hợp.

Không chạm tay lên mặt để tránh🐬 vi khuẩn xâm nhập vào da.

Ngủ đủ 8 tiếng/ngày, hạn chế thức khuya.

Tránh căng thẳng, stress, áp lực.

B🍌ổ sung thực phẩm có chứa kẽm꧒, vitamin C, B, E giúp da sáng khỏe và ăn nhiều rau xanh, trái cây.

Hạn chế thực phẩm ngọt, cay nóng, chiên rán, d🐓ầu mỡ, đồ uống có cồn…

Có cách nào chữa được nám da không?
Trương Thị Thủy, 33 tuổi, Cầu giấy, Hà nội
ThS.BS Vũ Thị Thùy Trang

Chuyên khoa Da liễu, BVĐK Tâm Anh TP.HCM

Để điều trị námಞ da, trước hết các bác sĩ sẽ tìm ra nguyên ღnhân gây nám của người bệnh. Chị nên tới gặp bác sĩ chuyên khoa da liễu để được kiểm tra, tư vấn liệu trình điều trị thích hợp.

Tùy thuộc vào🗹 từng trường hợp, nám có thể tự biến mất, mờ dần, tồn tại vài năm, thậm chí vĩnh viễn. Điều trị nám da cần xem xét, dựa trên từng cơ địa, nguyên nhân để có phương pháp phù hợp.

Không phải lúc nào cũng cần điều trị nám. Trường hợp nám da do nội tiết tố thay đổi, phụ nữ mang thai hoặc uống thuốc tránh thai, tình trạng này có thể giảm khi sinh hoặc ngừng sử dụng thuốc. Nếu nám da do tiếp xúc quá nhiều với ánh sáng mặt trời, màn hình LED, mỹ phẩm hoặc xà phòng thơm, người bệnh có thể tạm ngưng sử 💞dụng hoặc hạn chế tiếp xúc với những nguyên nhân trên.

Một số cách điều trị nám da có thể tham khảo như:

Axit tranexamic: thuốc bôi ngoài da giúp 🐽trị nám hoặc làm mờ vết thâm sau mụn.

Thay da hóa học: Sử dụng axit glycolic, axit alpha hydroxy và axit salicylic loại bỏ lớp da sẫ✅m màu mà không ảnh hưởng đến quá trình tái tạo tế bào mới.

Sử dụng laser: Chùm ti𒈔a laser giúp phá hủy các sắc tố gây nám ꦇda, tăng sinh collagen hình thành lớp tế bào mới, làm mờ vết nám, đều màu và sáng da.

Mesotherapy: Bác sĩ sử dụng b🍷ơm tiêm với đầu kim nhỏ để đưa các hoạt chất có khả năng ức chế quá trình sản sinh sắc tố xuống các lớp da. Ưu điểm của thủ thuật này là thuốc sẽ không bị cản trở bởi lớp sừng nên sẽ có tác dụng cao hơn, so với việc sử dụꦑng thuốc bôi hay điện di

...

Xin bác sĩ cho em hỏi em đang bị bênh gì với triệu chứng da như sau: Da hơi ngứa, có dấu hiệu da bị sừng và dầy khi bóc ra lại hình thành lớp mới (giống như hình kèm). Xin bác sĩ cho biết tên bệnh và đơn thuốc để điều trị. Chân thành cảm ơn bác sĩ
Nguyễn Văn Định, 41 tuổi, Đồng Tháp
BSCKI Nguyễn Thị Kim Dung

Chuyên khoa Da liễu, BVĐK Tâm Anh TP.HCM

Biểu hiện da dày sừng tróc vảy có thể gặp trong nhiều bệnh lý như vảy nến, vảy phấn đỏ nang lông, vảy phấn hồng, lichen phẳng, viêm da tiết bã, viêm da cơ địa... Mỗi bệnh lý sẽ có vị trí phân bố và những đặc điểm, triệu chứng đi kèm khác nhau, đôi khi cần🌺 làm thêm một số xét nghiệm để chẩn đoán bệnh.

Vì bạn chưa mô tả đầy đủ các triệu chứng của bệnh cũng như chưa được thăm khám đầy đủ nên không thể chẩn đoán tình trạng hiện nay của bạn là bệnh gì ༒để lên phác đồ điều trị phù hợp. Bạn nên đến khám tại cơ sở y tế uy tín với bác sĩ chuyên khoa da liễu để được xác định bệnh và điều trị kịp thời.

Bác sĩ vui lòng cho hỏi phương pháp điều trị Mega Fiber trẻ hóa làn da là gì? Và có thực sự hiệu quả không bác sĩ?
Nguyễn Thị Phước Hạnh, 64 tuổi, TP HCM
ThS.BS.CKI Phạm Trường An

Hiện tại trong lĩnh vực thẩm mỹ da có rất nhiều phương pháp điều trị giúp trẻ hóa làn da. T𝓰ại Bệnh viện𒉰 Đa khoa Tâm Anh TP HCM có nhiều phương pháp trẻ hóa da, như điện di tinh chất, laser pico, laser co2 fractional, tiêm vi điểm, lăn kim, botox… nhưng không có phương pháp Mega Fiber. Phương pháp này có thể là tên riêng của việc phối hợp nhiều loại phương pháp trẻ hoá da khác nhau. Khách hàng nên đến bệnh viện để được thăm khám và tư vấn bởi đội ngũ bác sĩ chuyên khoa da liễu - thẩm mỹ da và được lên phác đồ điều trị trẻ hóa da cụ thể theo từng làn da.

PHÍ tiêm làm đầy bao nhiêu. Thuốc của nước nào ạ.
Hoàng Thu, 30 tuổi, Nha be
BSCKI Nguyễn Thị Kim Dung

Chuyên khoa Da liễu, BVĐK Tâm Anh TP.HCM

Chất làm đầy có nhiều loại như axit hyaluronic (HA), Canxi hydroxyapatide (CaHA), Poly L-lactic axit (PLLA), PMMA.. Tuỳ tꦚheo cấu trúc giải phẫu, mong muốn cải thiện về thẩm mỹ của từng khách hàng, loại chất💃 làm đầy của từng hãng sản xuất khác nhau, vị trí tiêm và thể tích cần tiêm mà chi phí tiêm chất làm đầy sẽ khác nhau.

Việc tiêm chất làm đầy tiềm ẩn nhiều nguy cơ, biến chứnౠg nặng nề, bạn nên đến thăm khám ở các cơ sở y tế uy tín nơi có bác sĩ chuyên khoa da liễu, bác sĩ tạo hình thẩm mỹ giàu kinh nghiệm và được cấp phép thực hiện thủ thuật tiêm filler để đảm bảo an toàn và đạt được kết quả điều trị như mong đợi.

Em bị da đầu cục không ngứa, bác sĩ cho em hỏi bị gì ạ?
Le minh dong, 36 tuổi
ThS.BSNT.CKI Trần Nguyễn Anh Thư

C🌄huyên khoa Da liễu, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM

Mô tả của anh chưa đủ để chẩn đoán tình🎀 trạng bệnh. Anh nên trực tiếp tới khám tại Chuyên khoa Da liễu - Thẩm mỹ da, Bệnh viện đa khoa Tâm Anh TP HCM hoặc cơ sở y tế có chuyên khoa da liễu để được chẩn đoán và tư vấn điều trị nhé. Cảm ơn anh.

Dạ thưa bác sĩ, con trai em năm nay 6 tuổi. Bé bị ngứa từ lúc nhỏ tới giờ, bé gãi chảy máu cả hai chân, gãi cả đêm cả ngày. Đi bệnh viện huyện bác sĩ chẩn đoán bị viêm da cơ địa. Nhưng uống thuốc không khỏi tái đi tái lại nhiều lần. Giờ bé uống thuốc và bôi thuốc gì cho hết ...
Nguyễn Thị Liễu, 32 tuổi, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi
ThS.BS.CKI Phạm Trường An

Tình trạng ngứa da có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Viêm da cơ địa là một trong những nguyên nhân gây ngứa da. Tuy nhiên viêm da🅷 cơ địa cũng có nhiều giai đoạn như cấp tính, bán cấp và mãn tính. Bệnh thường dai dẳng. Tùy vào giai đoạn bệnh, tình trạng da và bệnh lý nền (nếu có) của bé mà bác sĩ s♍ẽ lên phác đồ điều trị cho từng trường hợp cụ thể. Do đó người nhà nên dẫn bé đến bệnh viện để được các bác sĩ thăm khám, điều trị và hướng dẫn cách chăm sóc da phù hợp.

Em bị rụng tóc lâu năm, có cách nào điều trị cho tóc mọc nhiều hơn không ạ?
phuongtn, 23 tuổi, HCM
BSCKI Nguyễn Thị Kim Dung

Chuyên khoa Da liễu, BVĐK Tâm Anh TP.HCM

Rụng tóc bệnh lý là rụng trên 100 sợi mỗi ngà꧒y, các sợi tóc mới hoặc không mọc hoặc mọc lại với số lượng và chất lượng không như ban đầu, khiඣến da đầu có nhiều vùng tóc mỏng và thưa dần.

Có nhiều nguyên nhân gây rụng tóc như: lão hóa, stress, mất ng🧸ủ, tác động vật lý hoặc hóa học (uốn duỗi, nhuộm tóc,..) rối loạn nội tiết (mang thai, buồng trứng đa nang, bệnh tuyến giáp..), bệnh tự miễn, nhiễm trùng, nhiễm nấm, do thuốc, hóa trị, xạ trị… Rụng tóc chỉ cải thiện tốt nếu xác định được đây là loại rụng tóc nào và điều trị nguyên nhân gây bệnh. Ngoài ra, có thể kết hợp với nhiều liệu pháp điều trị tại chỗ nhằm hỗ trợ cho nang tóc khỏe và giúp tóc mọc nhanh hơn như sử dụng laser, chiếu đèn LED, lăn kim, tiêm vi điểm, tiêm huyết tương giàu tiểu cầu PRP, cấy tóc, thuốc xịt (Minoxidil), điện di hoặc thoa dưỡng chất trên da đầu… Chế độ dinh dưỡng cân bằng, giảm căng thẳng, stress, ngủ đủ giấc, cách chăm sóc và bảo vệ tóc đúng cách… cũng góp phần giúp tóc giảm rụng.

Trong trường hợp của bạn, tóc rụng nhiều và kéo dài, nhưng do bạn chưa mô tả về số lượng tóc rụng mỗi ngày, tình trạng da đầu, các bệnh lý đang mắc, tiền sử sử dụng thuốc, thói quen sinh hoạt, ꦦchăm sóc tóc… nên bác sĩ chưa thể đánh giá toàn diện và tư vấn phương pháp điều trị phù hợp, bạn vẫn nên đến khám trực tiếp, tìm nguyên nhân rụng tóc và trao đổi với bác sĩ để việc điều trị được hiệu quả hơn.

Hai bàn tay tôi bị chàm, ngứa, sủi vảy, nhiều lúc còn nứt, càng ngày càng nặng và lan ra khắp bàn tay. Bác sĩ cho hỏi đây là triệu chứng bệnh gì và phương pháp điều trị như thế nào?
Đinh Công Kim, 36 tuổi, Bình Dương
TS.BS Đặng Thị Ngọc Bích

Khoa Cấp cứu, BVĐK Tâm Anh TP.HCM

Theo cácಞ thông tin mà bạn cung cấp, chưa rõ bạn có bị tương tự ở các bộ phận khác hay không nên rất khó có thể đưa ra chẩn đoán chính xác. Tuy nhiên, nếu bạn chỉ có các triệu chứng này ở hai tay, thì đây có thể là bệnh chàm bàn tay. Chàm bàn tay là bệnh lý viêm da giới hạn ở bàn tay, thường gặp ở người lớn với tỷ lệ khoảng 10%.

Bệnh được phân loại theo diễn biến bệnh:

Chàm bàn tay cấp hoặc bán cấ🥀p: Diễn biến dưới 3 tháng hoặc không tái phát trong 1 năm. Chàm bàn tay mạn tính: Kéo dài trên 3 tháng hoặc tái phát hơn 2 lần🐓 trong 1 năm mặc dù đã được điều trị thích hợp.

Biểu hiện lâm sàng, tổn thương cơ bản của chàm bàn tay có thể thay đổi theo thời gian, khởi đầu là dát đỏ, phù nề và mụn nước. Về sau tiến triển thành dày sừng, nứt kẽ và các thay đổi mạn tín🤪h khác.

Chàm bàn tay ban đầu chỉ là hồng ban mụn nước, nhưng k🧸ꦜhi không điều trị, bệnh tái phát nhiều lần sẽ dẫn đến tình trạng dày da, da nứt và chảy máu...

Các hình thái chàm bàn tay hay gặp, bao gồm: Viêm da tiếp xúc kích ứng, viêm da tiếp xúc dị ứng, chàm bàn tay cơ địa, chàm bàn tay mụn nước (tổ đỉa), chứng dày da và các thể kết hợp khác (viêm da tiếp xúc dị ứng và k⛄ích ứng, viêm da tiếp xúc kích ứng và viêm da cơ địa…).

Những người làm công việc có bàn tay tiếp xúc với 🔥nước hoặc hóa chất lặp lại nhiều lần trong ngày như: Công nhân vệ sinh, công nhân lau chùi xe, phụ bếp, chế biến thực phẩm, điều dưỡng, bác sĩ phẫu thuật, thợ sơn, sửa xe,… là những người có nguy cơ cao mắc bệnh chàm tay do nghề nghiệp.

Dựa trên tình t🐷rạng bệnh, cũng như cơ địa, bệnh nền của người bệnh, bác sĩ sẽ có cách phương án điều trị khác nhau. Do đó, bạn nên tới gặp bác sĩ Da liễu để được thăm khám và điều trị phù hợp, tránh biến chứng nặng nề hơn.

ĐĂNG KÝ KHÁM TẠI BVĐK TÂM ANH

Vui lòng điền đầy đủ thông ti♕n để chúng tôi có thể hỗ trợ bạn