Chị Thoa, 31🃏 tuổi làm kế toán cho một công ty tại TP HCM, một năm tr𒈔ước bắt đầu xuất hiện triệu chứng đau đầu thoáng qua, uống thuốc giảm đau thì bớt. Gần đây cơn đau kéo dài liên tục, khi bước đi có cảm giác như "nước đổ dồn về một bên" trong não, người phụ nữ tự mua thuốc uống nhưng triệu chứng không giảm. Chị đến Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM khám.
Theo bác sĩ Trần Quốc Tuấn, Khoa Ngoại Thần kinh, kết quả chụp MRI phát hiện bệnh nhân có một túi phình khổng lồ hình thoi trong động mạch não dài 40 mm, đường kính 20 mm. Bác sĩ đã hội chẩn cùn☂g các chuyên gia Nhật Bản và Australia, quyết định điều trị bằng phương pháp đặt 2 stent chuyển dòng lồng vào nhau ngang qua đoạn mạch máu bị phình, sau đó máu sẽ lưu thông qua ống stent mà không chảy vào túi phình nữa, nhờ vậy ngăn chặn được nguy cơ vỡ túi phình.
Bác sĩ Tuấn giải thích: Túi phình khổng lồ ở mạch máu não (giant intracranial aneurysm) là chỗ giãn lớn của mạch máu não do thành mạch yếu hơn bình thường. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể là thoái hóa thành mạch ở người già hoặc bệnh lý gây yếu thành mạch ở bệnh nhân trẻ tuổi. Tỷ lệ bệ🌌nh phình động mạch não nói chung vào khoảng 3% dân số ở châu Âu và Mỹ, trong đó từ 5 đến 8% là túi phình khổng lồ, theo nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ đăng trên tạp chí Lancet năm 2003.
Theo tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Minh Anh, Trưởng khoa Ngoại Thần Kinh, túi phình khổng lồ ở động mạch não rất nguy hiểm, có thể dẫn đến nguy cơ tai biến xuất huyết và nhồi máu não. Theo tài liệu về ngoại thần kinh Youmans, các túi phình khổng lồ trong não có nguy cơ gây chảy máu não và nhồi máu não là 10%, ng🧸hĩa là cộng dồn nguy cơ gây t🍷ai biến mạch máu não cho người♓ bệnh vào khoảng 2⛄0% m꧑ỗi năm. Khoảng từ 60 đến 70% người bệnh có túi phình trở nặng sau 5 năm và nguy cơ tử vong rất cao từ 70 đến 90%.
>> Xem thêm