Mất cảm giác ngon miệng ở bệnh nhân ung thư
Cảm giác ngon miệng thường giảm đi do bệnh ung thư và các tác dụng phụ xảy ra trong quá trình điều trị ung thư.
🦹Những người không thấy ngon miệng hầu như không thấy đói hoặc ăn rất ít nhưng vẫn thấy no. Không thấy ngon miệng có thể dẫn tới giảm cân, suy dinh dưỡng, mất sức và teo cơ. Thiếu dinh dưỡng có thể làm chậm quá trình phục hồi và ngăn cản việc tiếp tục quá trình điều trị.
Nguyên nhân làm mất cảm giác ngon miệng
🐷Có nhiều nguyên nhân làm mất cảm giác ngon miệng ở bệnh nhân ung thư như cơ thể thay đổi cách chuyển hóa thức ăn, chất dinh dưỡng, tế bào ung thư tiến triển, lách to (phì đại) có thể chèn ép dạ dày, đọng dịch trong ổ bụng (bụng báng) gây cảm giác đầy bụng. Ngoài ra các loại thuốc hóa trị, liệu pháp miễn dịch, thuốc an thần, xạ trị hoặc phẫu thuật cơ quan tiêu hóa như dạ dày, ruột non cũng làm khiến bệnh nhân chán ăn.
🐈Trong quá trình điều trị ung thư, bênh nhân thường gặp các tác dụng phụ như buồn nôn, viêm đau miệng, nhiễm trùng hoặc khô miệng, khó nuốt, khó nhai, thay đổi vị giác và khứu giác, táo bón, đau, mệt mỏi và trầm cảm. Các triệu chứng này cũng khiến bệnh nhân không cảm thấy ngon khi ăn uống.
Các xử trí khi chán ăn
ꦉĐể kích thích ăn uống ở bệnh nhân đang điều trị ung thư, bác sĩ sẽ xác định nguyên nhân. Điều trị các triệu chứng buồn nôn, viêm miệng, khô miệng, đau hoặc trầm cảm có thể giúp cải thiện tình hình.
🎐Bác sĩ có thể dùng một số thuốc để điều trị như Megestrol acetate (Megace) hoặc Medroxyprogesterone. Đây là những dạng hormone progesterone giúp cải thiện cảm giác ngon miệng và tăng cân. Các loại thuốc có chứa steroids giúp cải thiện vị giác cũng được cân nhắc, giúp bệnh nhân thấy khỏe hơn, giảm buồn nôn hoặc giảm đau. Thuốc Metoclopramide (Reglan) giúp thức ăn lưu thông qua dạ dày nhanh hơn, giảm đầy bụng, thuốc Dronabinol (Marinol) kích thích cảm giác ăn. Các thức uống bổ trợ dinh dưỡng và các ống thông dạ dày đặt qua đường mũi cũng có thể có ích.
❀Bệnh nhân có thể không muốn ăn, nhưng nên nhớ rằng ăn đủ dinh dưỡng, giữ cân nặng ổn định là một phần quan trọng để hồi phục. Bệnh nhân nên ăn từ 5-6 bữa nhỏ trong ngày, ăn bất cứ lúc nào thấy đói với các món giàu năng lượng và protein (đạm), không giới hạn lượng thức ăn. Luôn mang theo đồ ăn vặt ưa thích bên mình, tăng lượng protein và năng lượng (calories) trong thức ăn bằng cách thêm nước sốt, nước thịt, bơ, pho mát, kem chua, kem béo, quả hạch và bơ từ quả hạch.
🌳Người bệnh cần uống nhiều nước giữa các bữa ăn thay vì trong khi đang ăn vì nó có thể làm bạn mau no, chọn đồ ăn dễ nuốt như sữa và sản phẩm từ sữa. Bạn có thể yêu cầu người thân, bạn bè chuẩn bị thức ăn, mua hoặc nấu giúp khi bạn quá mệt, hạn chế những thực phẩm chế biến sẵn.
✱Môi trường bữa ăn cũng ảnh hưởng đến độ ngon miệng. Người bệnh nên tạo môi trường vui vẻ trong khi ăn với gia đình hoặc bạn bè. Có thể để thức ăn trong dĩa nhỏ hơn, ăn ở nhiệt độ phòng hoặc để lạnh, hạ nhiệt độ làm giảm mùi vị thức ăn. Nếu có vấn đề về khẩu vị, hãy thử thêm gia vị vào thức ăn, ngậm một chút kẹo cứng chứa bạc hà hoặc vài giọt chanh trước bữa ăn.
🌜Ngoài ra, bạn nên hỏi bác sĩ cách làm giảm triệu chứng buồn nôn và táo bón. Tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ 20 phút trước bữa ăn khoảng một giờ đồng hồ để kích thích cảm giác thèm ăn và duy trì cơ bắp. Tuy nhiên, bạn nên trao đổi và tham vấn ý kiến bác sĩ trước khi bắt đầu một chương trình tập thể dục, gặp gỡ chuyên gia dinh dưỡng để có thêm lời khuyên về thực đơn và cách xử trí với các triệu chứng.
Thanh Di (Theo cancer.net)
Báo điện tử VnExpress 𓆉và Công ty Cổ phần Dược phẩm GoldHealth Việt Nam phối hợp mở chuyên mục "Ung thư" từ ngày 1/9/2019. Đây là nơi cung cấp cho độc giả kiến thức về ung thư từ cách nhận biết bệnh, phòng tránh, đến chăm sóc dinh dưỡng, cách tập luyện...
𓂃Bệnh nhân cũng có thể chia sẻ lại câu chuyện của mình như khó khăn gặp phải trong quá trình điều trị, sự động viên và hỗ trợ đến từ người thân trong gia đình hay một chế độ dinh dưỡng hợp lý, thời gian biểu vận động hàng ngày.
𒁏Chuyên mục có sự đồng hành của đội ngũ chuyên gia, bác sĩ đầu ngành về các loại ung thư. Để tìm hiểu thêm thông tin, độc giả truy cập website: và . Nếu cần hỗ trợ, tư vấn thêm về vấn đề ung thư, có thể gọi vào số tổng đài miễn cước 18006808 (trong giờ hành chính) hoặc 0962686808 (hotline - ngoài giờ hành chính), email: [email protected].
Báo điện tử VnExpress và Công ty Cổ phần Dược phẩm GoldHealth Việt Nam phối hợp mở chuyên mục “Ung thư” từ ngày 1/9/2019. Đây là nơi cung cấp cho độc giả kiến thức về ung thư từ cách nhận biết bệnh, phòng tránh, đến chăm sóc dinh dưỡng, cách tập luyện… Bệnh nhân cũng có thể chia sẻ lại câu chuyện của mình: khó khăn gặp phải trong quá trình điều trị, sự động viên và hỗ trợ đến từ người thân trong gia đình hay một chế độ dinh dưỡng hợp lý, thời gian biểu vận động hàng ngày... tại đây. Chuyên mục có sự đồng hành của đội ngũ chuyên gia, bác sĩ đầu ngành về các loại ung thư. Để tìm hiểu thêm thông tin, đọc giả hãy truy cập website và ; nếu cần hỗ trợ, tư vấn thêm về vấn đề ung thư, bạn đọc có thể gọi vào số tổng đài miễn cước 18006808 (trong giờ hành chính) hoặc 0962686808 (hotline - ngoài giờ hành chính), email: [email protected].
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN UNG THƯ
Gửi câu hỏi tư vấn
Nguyên Giám đốc BV Ung bướu TP. Hồ Chí Minh.
Chủ tịch Hội Ung thư Việt Nam.
Chuyên gia cố vấn mục hỏi đáp
🦂* Vui lòng điền chính xác số điện thoại và email để nhận được câu trả lời và tư vấn chuyên sâu từ chuyên gia
Sống như những đóa hoa, vươn về phía mặt trời
♚(*) Đây là cuộc thi viết về nghị lực bệnh nhân ung thư, độc giả có thể truy cập để gửi bài dự thi