Giải đáp thắc mắc

* Vui lòng điền chính xác thông tin để nhận được tư vấn tốt nhất từ chuyên gia của Hệ thống TT Tiêm chủng VNVC.
Giới tính (*)

Tôi đã tiêm 2 mũi vaccine phòng Covid-19 của hãng Modeꦺrna. Vậy mũi 3 tiêm AstraZeneca có được không?

Phạm Trọng Chữ, 46 tuổi, Nha Trang
BS.CKI Nguyễn Lê Nga

Quản lý Y khoa vùng 1 miề✤n Bắc, Hệ thống tiêm chủng VNVC

Chào Anh/chị,

Theo Hướng dẫn của Bộ Y tế về tiêm mũi Bổ sung và mũi nhắc vaccine Covid-19 thì những người đã tiêm các mũi cơ bả🧜n là vaccine Moderna sẽ được tiêm liều nhắc lại bằng vaccine Moderna hoặc vaccine Pfi🎐zer hoặc vaccine vecto virus (vaccine AstraZeneca). Vì vậy Anh/chị vẫn tiêm được mũi nhắc lại bằng vaccine AstraZeneca.

Cảm ơn câu hỏi của anh ♋chị, nếu còn thêm bất kỳ thắc mắc nào, anh chị có thể gọi đến hotline 028 7300 6595 hoặc inbox cho fanp🎀age trungtamtiemchungvnvc. Trân trọng!

Tôi chích ngừa vaccine cảm cúm vào ngày 4 tháng 9 hằng năm. Năm nay vì phải chích vaccine Covid-19 Vero Cell mũi 1 ngày 3/9 và mũi 2 ngày 5/10, nên hiện tôi vẫn chưa chích vaccine ngừa cảm cúm. Khoảng bao lâu sau mũi thứ hai Covid-19 tôi nên đi chích ngừa cảm cúm được?
Trân trọng và cảm ơn bác sĩ ...

CHÂU HOÀ, 52 tuổi, Cam Ranh, Khánh Hoà
Bác sĩ Vũ Thiện Cơ

Quản lý Y khoa vùng 1 miền Bắc, Hệ thố🐻ng tiêm chủng VNVC

Chào bạn,

Theo Quy định 4355 của Bộ Y tế ban hành ngày 10/9/2021 không quy định rõ vấn đề khoảng cách này nữa, đối với trường hợp vừa tiêm vaccine khác như cúm, phế cầu khuẩn, bạch hầu - ho gà - uốn ván,... vẫn có thể tiêm được♑ vaccine Covid-19 bình thường, đặc biệt trong tình hình dịch đang căng thẳng như hiện nay. Việc tiêm sát ngày cũng không làm ảnh hưởng đến hiệu quả, an toàn của các loại vaccine, vaccine Covid-19 không phải là ꧙vaccine sống giảm độc lực nên không cần giữ đúng khoảng cách 28 ngày với vaccine khác.

Vì thế, trong trường hợp bạn đã tiêm mũi 2 vaccine Verocell ngày 5/10 thì vẫn có thể đi tiêm vaccine cúm bình thường mà không cần d๊uy trì kho🐭ảng cách nàp.

Cảm ơn câu hỏi của bạn. Trân trọng!

Em mới tiêm vaccine phòng Covid-19 của Anh - AstraZeneca được 1 tháng thì bꩵiết mình có thai được 2 tuần có ảnh hưởng gì tới thai nhi không ạ? Có phải tiêm mũi 2 không ạ?

Nguyễn Thị Huệ, 24 tuổi, Hải Phòng
Bác sĩ Vũ Thiện Cơ

Quản lý Y khoa vùng 1 miền Bắc, Hệ thống tiê💯m chủജng VNVC

Chào bạn,

Cho đến nay, trong đa số trường hợp, những loại vaccine chỉ mang tính kháng nguyên, không chứa virus sống giảm độc lực mới được cho phép tiêm ở phụ nữ mang thai. Đối với vaccine sống giảm độc lực ngay cả khi tiêm rồi mới phát hiện có thai, các chuyên gia vẫn khuyến cáo không nên có bất cứ can thiệp nào đến thai nhi, mà chỉ tiếp tục theo dõi sức khỏe thai﷽ kỳ.

Thực tế, rất hiếm có loại vaccine nào thử nghiệm trên đối tượng phụ nữ mang thai. Chỉ có nghiên cứu duy nhất được tiến hành với đối tượng phụ nữ mang thai cho đến thời điểm hiện tại, đó là vaccine virus hợp bào. Vì theo nghiên cứu, tiêm vaccine virus hợp bào cho đối tượng phụ nữ mang thai có khả năng bảo vệ được𝔍 đứa trẻ sinh ra trong vòng 6 tháng đầu.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hiện chưa có bằng chứng nào được ghi nhận về ảnh hưởng của vaccine Covid-19 lên sức khỏe của thai nhi.🤪 Thậm chí, việc tiêm vaccine cho thai🔜 phụ không chỉ tạo được miễn dịch cho chính bản thân người mẹ, mà còn có khả năng tạo được miễn dịch cho thai nhi vì kháng thể được truyền qua nhau thai.

Không chỉ vậy, nếu thai phụ tiêm mũi vaccine Covid-19 đầu tiên khi đang ở những tuần đầu của thai kỳ, vậy mũi tiêm tiếp theo của sẽ rơi vào tuần thứ 12 – 13, lúc đó, thai phụ có thể an tâm tiêm thêm mũi vaccine tiếp theo mà không phải đắn đo. Về lâ𝐆u dài, có thể đối tượng tiêm chủng sẽ được mở rộng hơn, không chỉ dành cho thai phụ 13 tuần. Điều này cũng giống như ban đầu, chúng ta rất quan ngại khi tiêm vắc xin cho phụ nữ đang cho con bú và phụ nữ mang thai, sau đó do tình hình dịch bệnh, chúng ta mở rộng đối tượng hơn, vì vậy thai phụ hoàn toàn yên tâm vì vaccine sẽ không ảnh hưởng đến sự phát triển và sức khỏe của thai nhi.

Cách đây 5 năm tôi bị thai lưu và sảy thai liên tục bác sĩ chuẩn đoán tôi bị hội chứng antiphospholipid sau đó tôi có thai lại thì phải tiêm và dùng thuốc suốt thai kỳ, hiện tại tôi không phải dùng nữa, xin hỏi tôi có tiêm phòng vaccine Covid-19 được không? Loại nào thì an toàn hơn cho bệnh của tôi? Tôi ...

Nguyễn Hồng Ngọc, 35 tuổi, Hà Nội
Ths.Bs Ngô Thị Kim Phượng, Bác sĩ Quản lý vùng Khu vực miền Trung và Tây Nguyên, Hệ thống trung tâm tiêm chủng VNVC

Chào chị. Hội chứng antiphospholipid xảy ra khi hệ thống miễn dịch nhầm lẫn tạo ra các tự kháng thể khiến máu dễ bị đông lại tạo ra các cục huyết khối. Trong trường hợp của chị mặc dù thời gian qua không còn điều trị thuốc nữa nhưng về Hội chứng antiphospholipid hoặc những người từng có tiền sử bệnh về rối loạn đông máu (tự miễn hay mắc phải) cần thận trọng khi tiêm ngừa vaccine Covid-19. Chính vì vậy, chị cần được khám sàng lọc tại bệnh viện và cần xin thêm ý kiến của bác sỹ chuyên khoa về tình trạng hội chứng bệnh của chị để cân nhắc cho chỉ định tiêm chủng hoặc hoãn tiêm tùy theo mức độ bệnh và sự cần thiết của việc tiêm vaccine. Tất cả các loại vaccine Covid-19 đều có khả năng gây nên huyết khối mặc dù tỷ lệ gây ra huyết khối sau tiêm rất hiếm gặp. Tuy nhiên Bộ Y tế đã đưa ra những khuyến cáo về theo dõi huyết khối sa꧋u tiêm cụ thể như: Huyết khối có thể xuất hiện từ 4 – 28 ngày sau tiêm; có các biểu hiện như: + Đau đầu dai dẳng, dữ dội (đáp ứng kém hoặc không đáp ứng với thuốc giảm đau thông thường. + Các💧 triệu chứng thần kinh khu trú. + Co giật, hoặc mờ hoặc nhìn đôi. + Khó thở hoặc đau ngực. + Đau bụng hoặc đau bụng dữ dội. + Đau, phù chi dưới. + Có thể biểu hiện chảy máu, xuất huyết da, hoặc xuất huyết nội tạng. Khi có các biểu hiện trên, chị cần đến khám ngay tại bệnh viện để được phát hiện và điều trị sớm. Cảm ơn câu hỏi của chị, nếu còn thêm bất kỳ thắc mắc nào, chị có thể gọi đến hotline 028 7300 6595 hoặc inbox cho fanpage trungtamtiemchungvnvc. Trân trọng!

Tôi hiện đang điều trị bệﷺnh trầm cảm, rối loạn thần kinh thực vật và tiền đình thì có tiêm vaccine Covid-19 được không? Xin cảm ơn!

Lê Hoài, 40 tuổi, Bình Định
BS.CKI Nguyễn Lê Nga - Quản lý Y khoa vùng, Hệ thống tiêm chủng VNVC

Chào chị, Hiện tại chị đang điều trị trầm cảm, rối loạn thần kinh thực vật, rối loạn tiền đình đã được bao lâu, nếu chị vẫn đang dùng thuốc nhưng tình trạng bệnh hiện tại ổn định thì chị vẫn có thể tiêm vaccine Covid-19 (ổn định được hiểu là trong vòng 3 tháng không phải nhập viện điều trị hay phải tăng liều lượng thuốc điều trị). Để đảm bảo hơn cho sức khỏe, chị nên xin ý kiến của bác sỹ điều trị chuyên khoa, đồng thời cung cấp đầy đủ thông tin về bệnh lý và đơn thuốc đang điều trị cho bác sỹ khám sàng lọc để bác sỹ xem xét đánh ღgiá và khám tình trạng sức khỏe hiện tại để có quyết định tiêm chủng ngay hay hoãn tiêm. Cảm ơn câu hỏi của chị, nếu còn thêm bất kỳ thắc mắc nào, chị có thể gọi đến hotline 028 730🌄0 6595 hoặc inbox cho fanpage trungtamtiemchungvnvc. Trân trọng!

Tôi đã tiêm ngừa thủy đậu, vậy tại sao vẫn cần phải tiêm ngừa bệnh zona? Tôi cứ nghĩ là khi đã tiêm thủy đậu thì sẽ không bị zona nữa. Mong bác sĩ giải đáp, xin cảm ơn!
NGUYEN TAN DAT, 60 tuổi, 79 Trần Phú,Ninh Kiều, TP Cần Thơ
ThS.BS Ngô Thị Kim Phượng

Quản lý vùng Khu vực miền Trung và Tây Nguyên, H﷽ệ thống trung tâꦡm tiêm chủng VNVC

Chào bạn!

Vaccine thủy đậu chỉ phòng được bệnh thủy đậu (không phòng đượ♚c zona) và ngược lại, vaccine zona chỉ phòng được zona (không phòng được thủy đậu).

Cả thủy đậu và zona thần kinh đều do cùng một tác nhân gây bệnh, đó là virus Varicella Zoster (VZV). Vaccine thủy đậu bảo vệ cơ thể bằng cách kích thích hệ miễn 💎dịch tạo ra kháng thể chống lại VZV, có tác dụng ngăn ngừa sự nhiễm trùng ban đầu, từ đó giảm thiểu nguy cơ virus xâm nhập vào cơ thể và tiềm ẩn trong các hạch thần kinh. Do đó, vaccine thủy đậu có vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa bệnh thủy đậu và giảm nguy cơ mắc zona, nhưng không thể thay thế 🅰hoàn toàn vaccine zona trong việc phòng ngừa đặc hiệu bệnh lý này.

Vaccine thủy đậu mặc dù có hiệu quả cao nhưng vẫn có 1 tỷ lệ không sinh miễn dịch bảo vệ sau khi tiêm và những người này vẫn có thể mắc thủy đậu. Ngoài ra, trong vaccine thủy đậu có chứa virus sống giảm động lực nên vẫn có một tỷ lệ rất nhỏ có nguy cơ mắc bệnh zona sau khi tiêm vaccine thủy đậu (mặc dù nguy cơ bị zona thấꦉp hơn rất nhiều so với sau khi nhiễm virus thủy đậu hoang dã).

Vì vậy, để đạt hiệu quả phòng bệnh Zona tối ưu, ngay cả khi đã tiêm vaccine thủy đậu, vẫn khuyến cáo nên tiêm vaccine Zona, đặc biệt là đối với những người có nguy cơ cao như người lớn t🍷uổi hoặc người có hệ miễn dịch suy yếu.

Cảm ơn câu hỏi của bạn. Chúc bꦺạn và gia đình nhiều sức khỏe!

Thưa bác sĩ, phụ nữ chuẩn bị mang thai nên tiêm những loại vaccine gì? Thời điểm tiêm tối ưu nhất là khi nào?
Nguyễn Thị Hạnh, 23 tuổi, TP. Hà Nội
BS.CKI Bạch Thị Chính

Giám đốc Y khoa, Hệ thống tiêm chủng VNVC

Chào bạn,

Khi mang thai hệ miễn dịch của cơ thể thai phụ sẽ hoạt động kém hơn bình thườngꦜ, dễ có nguy cơ mắc các bệnh lý làm ảnh hưởng đến sự phát triển và sức khỏe của thai nhi. Do đó, tiêm vaccine là cách tốt nhất để bảo vệ mẹ và bé phòng tránh các bệnh lý nguy hiểm.

Theo đó, phụ nữ nên tiêm phòng đầy đủ cá𓄧c loại vaccine sau đây trước khi chuẩn bị mang thai, bao gồm:

1. Vaccine sởi - quai bị - rubella: Tiê🍷m 2 mũi, hoàn thành phác đồ trước khi chuẩn bị mang thai 3 tháng.

2. Vaccine t𒈔hủy đậu: Tiêm 2 mũi, hoàn thành phác đồ trước khi chuẩn bị mang thai 3 tháng.

3. Vaccine viêm gan B: Tiêm 3 mũi vòng 6 tháng, nếu không hoàn thành 3 mũi viêm gan B trước khi mang thai, vẫn có thể tiếp tục tiêm phòng 🐻trong thời gian mang thai hoặc sau khi sinh con.

4. Vaccine cúm: Nên tiêm trước khi mang 𒐪thai, mẹܫ bầu có nguy cơ có thể tiêm cúm ở 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối thai kỳ.

5. Vaccine bạch hầu - uốn ván - ho gà: Cần tiêm 1 mũi và nhắc lại mỗi 10 năm. Phụ nữ mang thai có thể🦄 tiêm vắc xin Boostrix trong 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ.

Nế𝓰u c🐬ó kế hoạch mang thai, phụ nữ nên tiêm chủng các vaccine trên ít nhất 1-3 tháng trước khi mang thai.

Cảm ơn câu hỏi của bạn!

Thưa bác sĩ, trên 50 tuổi có thể tiêm chủng vaccine HPV được không? Ngoài ra còn có thể ngừa các bệnh ung thư nào?
Nguyễn Thanh Phương, 51 tuổi, Quận 7, TP.HCM
BS.CKI Bạch Thị Chính

Giám đốc Y khoa, Hệ thống tiêm chủng VNVC

Chào bạn,

Tại Việt Nam, vaccine HPV được chỉ định tiêm chủng trẻ em gái, trẻ em trai, nữ giới và nam giới 9-26 tuổi để phòng ngừa các bệnh ung thư cổ tử cung, ung thư hậu môn, ung thư vòm họng🅘, và các bệnh gây ra bởi virus HPV càng sớm càng tốt, các trường hợp đã quan hệ tình dục và có con cũng cần được chủng ngừa.

Nam và nữ giới nằm trong độ tuổi 9-26, không dị ứng với thành phần nào của vaccine, không đang mắc các bệnh cấp tính... đều đủ điều kiện mà không cần phải xét nghiệm. Một số quốc gia trên thế giới như Mỹ đã triển khai tiêm vaccine ngừa HPV cho người từ 27 tuổi cho tới 45 tuổi. Người trên 26 tuổi vẫn có thể tiêm vaccine phòng HPV nhưng hiệu quả không đạt ♒tối ưu như độ tuổi từ 9-26.

Với trường hợp của bạn đ𒆙ã trên 50 tuổi thì đã quá độ tuổi khuyến cáo để tiêm vaccine HPV.

Để chủ động phòng các bệnh nguy 🌄hiểm do virus HPV, bạn cần thực hiện các biện pháp như: quan hệ tình dục an toàn, lối sống lành mạnh, hạn chế sử dụng các chất kích thích, khám sức khỏe địꩵnh kỳ, tầm soát bệnh ung thư cổ tử cung...

Cảm ơn câu hỏi của bạn.

Tôi tiêm mũi 2 ngày 9/9/2021. Đến ngày 30/12/2021 tôi bị nhiễm Covid-19. Hậu Covid-19 làm tôi đau mình, mệt mỏi cả tuần khi hết cách ly. Nay tôi thấy sức khỏe khá hơn. Cho tôi hỏi khi nào tôi có thể chích mũi 3 tốt nhất. Mũi 1: Moderna ngày 4/8/2021; mũi 2: Pfizer ngày 9/9/2021. Tôi có bệnh nền gồm cao huyết áp ...

Nguyễn Lưu Phương, 58 tuổi, Tân Phú, TP.HCM
THS.BS Ngô Thị Kim Phượng

Quản lý vùng Khu vực miền Trung và Tây Nguyಌên, Hệ thống trung t🙈âm tiêm chủng VNVC

Chào bạn,

Theo hướng dẫn mới nhất của Bộ Y tế, mũi 3 nhắc lại vaccine Covid-19 sẽ được tiêm với khoảng cách tối thiểu là 3 tháng sau mũi 2, hiện tại bạn đã đủ thời gian để tiêm mũi nhắc lại, nếu tình trạng sức khỏe của bạn sau nhiễm Covid-19 hoàn toàn ổn định, bạn có thể tiêm bất cứ lúc nào có thể nhé.

Cảm ơn câu hỏi của bạn, nếu còn thêm bất kỳ t☂hắc mắc nào, bạn có thể gọi đến hotline 028 7300 6595 hoặc in༺box cho fanpage trungtamtiemchungvnvc. Trân trọng!

Tôi đã tiêm vaccine Covid-19 mũi 1 Moderna ngày 14/8/2021 và mũi 2 Pfizer ngày 1/12/2021. Vậy lúc này tôi có phải tiêm mũi 3 hay không. Trường hợp này gọi là mũi bổ sung hay mũi nhắc lại tôi không hiểu vì lúc thì sau 28 ngày thì chích, lúc thì sau 3 th🍎áng mớ♈i được chích. Cảm ơn bác sĩ!

Võ Phước Thạnh, 67 tuổi, Quận 4, TP.HCM
THS.BS Ngô Thị Kim Phượng

Quản lý vùng Khu vự꧋c miền Trung và Tây Nguyên, Hệ thống trung tâm tiêm chủng VNVC

Chào bạn,

Theo hướng dẫn mới nhất của Bộ Y tế, nếu mũi 3 được tiêm với khoảng cách tối thiểu so với mũi 2 từ 4 tuần đến dưới 12 tuần, thì được xem là mũi bổ sung và sẽ tiêm mũi nhắc lại vaccine Covid-19 với khoảng cách tối thiểu là 3 tháng sau mũi bổ sung. Nếu bạn tiêm mũi 3 với khoảng cách tối thiểu là 3 tháng so với mũi 2 thì được xem là mũi nhắc.

Cả🦋m ơn câu hỏi của bạn, nếu còn thêm bất kỳ thắc mắc nào, bạn có thể gọi đến hotline 028 7300 6595 hoặc inbox cho fanpage trungtamtiemchungvnvc. Trân trọng!

vaccine

Bạn đã được chuyển sang trang đăng ký của VNVC꧑, đối tác VnExpress