ThS.BS.CKI Đinh Phạm Thị Thúy Vân, Trung tâm Chấn thương chỉnh hình, Bệnh v🏅iện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM cho biết, thoái hóa khớp cổ chân là tình trạng sụn khớp bị bào mòn theo thời gian, làm cho các xương cọ vào nhau khi di chuyển, dẫn đến phản ứng viêm gây đau, cứng và các triệu chứng khác. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến sụn mà còn có thể gây tổn thương xương, dây 🍌chằng, gân xung quanh khớp.
Bác sĩ Thúy Vân cho biết thêm, thoái hóa khớp cổ chân có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, nhưng phổ biến nhất là ở nhóm người trên 45 tuổi và nữ giới chiếm tỷ lệ nhiều hơn. Ngoài ra, bệnh còn có thể xảy ra ở những người hoạt động cổ chân nhiều như vũ công ba lê, cầu thủ..., người từng bị chấn thương ở dây chằng hoặc cổ chân. Một số trường hợp thoái hóa khớp cổ chân có liên quan đến những tình trạng bệnh lý có từ trước như viêm khớp dạng thꩲấp, vi♔êm khớp phản ứng, bàn chân khoèo hoặc các khuyết tật bẩm sinh ở chân dẫn đến liên kết khớp mắt cá chân kém, chứng thoái hóa xương, bệnh máu khó đông, bệnh huyết sắc tố...
Mỗi người bệnh sẽ có những dấu hiệu thoái hóa khớp cổ chân khác nhau, tùy theo tuổi tác, cân nặng, điều kiện sinh hoạt, làm việc... Nhưng nhìn chung, bệnh sẽ có các triệu chứng như: sưng, nóng, đỏ, đau ở khớp cổ chân; nhức mỏi bàn chân, đặc biệt là khi vận động mạnh hoặc đi giày cao gót; khớp phát ra tiếng lạo xạo khi cử động bàn chân, mắt cá chân. Ngoài ra, thoái hóa có thể làm cho dây chằng trở nên yếu đi, gây áp lực lên sụn; các cơ lỏng lẻo làm cho người bệnh thấy đau khi đi bộ hoặc dồn trọng lực lên mắt cá chân✤༺, gây mất vững khi di chuyển; khớp cổ chân ít linh hoạt và giảm biên độ hoạt động...
Thoái hóa khớp cổ chân là một tình trạng không thể chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, nếu được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ giúp kiểm꧂🦂 soát các triệu chứng bệnh, giảm đau và cải thiện khả năng vận động. Có 3 phương pháp điều trị chủ yếu là không dùng thuốc, dùng thuốc và phẫu thuật.
Điều trị không dùng thuốc có thể kể đến như giảm cân nhằm làm giảm áp lực lên cổ chân; thay đổi thói quen vận động, tránh các động tác gây tổn thương khớp; tập vật lý trị liệu theo hướng dẫn của các chuyên gi♏a y tế; sử dụng nẹp, gậy hoặc m♋ang giày chuyên dụng...
Điều trị bằng thuốc bao gồm dùng thuốc giảm đau, kháng viêm theo đường uống hoặc gel và kem bôi tại chỗ. Người bệnh cũng có thể được c🍎hỉ định tiêm glucocorticoid giúp giảm đau nhanh, chỉ nên tiêm 3-4 lần/năm.
Phẫu thuật là phương pháp cuối cùng khi điều trị dùng thuốc và không dùng thuốc không mang lại hiệu quả, khả năng vận động vẫn bị hạn chế, cơn đau kཧhông thuyên giảm. Tùy theo từng tình trạng cụ thể mà n🍌gười bệnh có thể được chỉ định phẫu thuật nội soi, phẫu thuật hợp nhất khớp nhằm cố định xương ở cổ chân hoặc phẫu thuật tạo hình khớp thay thế toàn bộ cổ chân, sụn và xương bị hư hỏng bằng khớp nhân tạo.
Dù thoái hóa là một quá trình tự nhiên của cơ thể nhưng nếu xây dựng lối sống khoa học, tuân thủ những hướng dẫn của các chuyên gia cơ xương khớp thì tình trạng này vẫn có thể được kiểm soát một cách 🥀hiệu quả. Những người bị thoái hóa khớp cổ chân hoặc có nguy cơ cao mắc phải bệnh lý này nên tránh mang vác vật nặng quá sức, mang giày dép phù hợp, thường xuyên tập thể dục vừa sức, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng.ꦦ.. Đặc biệt, cần sớm đến gặp bác sĩ ngay khi phát hiện các dấu hiệu cảnh báo thoái hóa khớp cổ chân hoặc có những bất thường khác, bác sĩ Thúy Vân lưu ý.
Phi Hồng