"Tôi không tin𒀰, tôi chỉ mới hơn 20 tuổi tại sao vô sinh", chà🍷ng trai phản ứng khi bác sĩ báo tin.
Vương sống chung với bạn gái Thu Vân 23 tuổi, hai năm nay. Thời gian đầu, họ tránh thai nhưng không thường xuyên, sau đó không dùng bất cứ biện pháp nào. Cuối tháng 2, hai người quyết định kết hôn nên đi khám sức khỏe sinh sản tiền hôn nhân. Kết quả, khả ♏năng mang thai và sinh con của Vân hoàn toàn bình thường, còn Vương xét nghiệm tinh dịch đ🧜ồ không có tinh trùng.
Không tin kết quả chẩn đoán này, Vương đến Bệnh viện𝕴 Đa khoa Tâm Anh TP HCM khám lại. ThS.BS Dương Quang Huy, Trưởng đơn vị Nam học, Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, ghi nhận hai bên tinh hoàn của Vương teo nhỏ ảnh hưởng đến quá trình sản xuất tinh trùng, thể tích chỉ khoảng 4 ml (thể tích trung bình 15-25 ml).
Khai thác tiền sử, Vương nhớ ra từng mắc bệnh quai bị năm 15 tuổi. Theo bác sĩ Huy, nam giới biến🤡 chứng teo tinh hoàn sau m𓆏ắc quai bị có tỷ lệ vô sinh khoảng 35%.
Trường hợp khác là Minh, 19 tuổi, phát hiện u tuyến yên hai năm trước. Sau phẫu thuật, chức năng tuyến yên ngưng trệ, Minh được tiêm nội tiết ổn đ𒀰ịnh nhưng bộ phận sinh dục nhỏ, không phát triển dù đã qua tuổi dậy thì nhiều năm.
Bác sĩ H𝔉uy cho biết Minh bị suy sinh dục do giảm hormone hướng sinh dục, thiếu hụt testosterone, suy g൲iảm khả năng sản xuất tinh trùng, xét nghiệm tinh dịch đồ không có tinh binh.
Đây là hai trong nhiều trường hợp nam giới phát hiện vô sinh ở độ tuổi rất t🌜rẻ khi đến khám tại Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM.
Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ vô sinh cao. Hơn 50% trong số này là các cặp vợ chồng ở độ tuổi dưới 30. Còn tại IVF Tâm Anh TP HCM, số lượng khách khám và điều trị hiếm muộn mỗi năm tăng 50%. Nguyên nhân gây vô sinh hiếm muộn xuất phát từ nam giới chiếm đến 50%, như bất thường bẩm sinh nơi cơ quan sinh dục, bệnh lý di truyền, tuổi tác, bệnh tật tại vùng tinh hoàn hay bệnh lý toàn thân, các rối loạn trong đời sống vợ chồng, áp lực của cuộc sống, thói quen t🃏ình dục bừa bãi, lạm dụ♛ng rượu bia, thuốc lá, dinh dưỡng mất cân bằng...
Trước đây chưa có các chương trình khám sức khỏe sinh sản tiền hôn nhân, nhiều nam giới mang tâm lý chủ quan hoặc e ngại đi khám khiến tình trạng bệnh kéo dài. Những trường hợp này thường tổn thương dai dẳng và nặng nề, giảm cơ hội điều trị, tăng nguy cơ xin tinh trùng hoặc con nuôi. Hiện nay, gꦬiới trẻ ngày càng quan tâm đến sức khỏe sinh𓃲 sản, chủ động khám tiền hôn nhân hoặc khi gặp vấn đề ở hệ sinh dục, giúp phát hiện nhiều trường hợp vô sinh từ khi đôi mươi. Điều trị sớm giúp tăng tỷ lệ thành công, có con của chính mình.
Vương quyết định phẫu thuật, nếu tìm thấy tinh trùng mới kết hôn. Anh được bác sĩ Huy thực hiện (vi phẫu tìm tinh trùng từ tinh hoàn), tìm đưꦍꦯợc hơn 30 tinh trùng khỏe mạnh đủ cho hai chu kỳ thụ tinh ống nghiệm. Toàn bộ tinh binh được trữ đông với kỹ thuật trữ số lượng ít, giúp chàng trai trẻ bảo tồn khả năng sinh sản. Vương và bạn gái dự định kết hôn vào tháng 5 tới, sau đó thực hiện thụ tinh ống nghiệm để sinh con.
Với trường hợp của Minh, bác sĩ Huy chỉ định tiêm bổ sung hormone hướng sinh dục gonadotropin, dự kiến khoảng 6 tháng, nhằm truyền tín hiệu đến tinh hoàn để kích thích sản xuất tinh trùng. Tỷ lệ 🏅thành công trong trường hợp này lên đến 72%.
Ngay sau k𓆏hi có tinh trùng, bệnh nhân sẽ được thu mẫu và trữ đông. Anh có thể ngưng tiêm hormone hướng sinh dục 🎃và chuyển sang thay thế bằng testosterone để tiết kiệm chi phí bởi quá trình điều trị nội tiết phải kéo dài suốt đời, bác sĩ Huy cho biết thêm.
Bác sĩ khuyến cáo vợ chồng sau một năm kết hôn chưa có thai (hoặc 6 tháng với trường hợp người vợ ngoài 35 tuổi) nên đi khám toàn diện sức khỏe sinh sản. Nam giới dù đã kết hôn hay còn độc thân, thậm chí trong độ tuổi dậy thì, khi phát hiện các bất thường ở cơ quan sinh dục cần thăm khám và điều trị sớm giúp tăng tỷ lệ thành công, bảo tồ✅n khả năng sinh sản kịp thời và s🌸ớm hồi phục sau điều trị.
Hoài Thương
* Tên bệnh nhân đã được thay đổi
Độc giả gửi câu hỏi về vô sinh hiếm muộn tại đây để bác sĩ giải đáp |