Trả lời:
Thận là cơ quan bài tiết quan trọng, có chức năng lọc máu thông qua loại bỏ các chất cặn bã, dư thừa trong cơ th𓆉ể. Cơ quan này còn duy trì lượng muối, cân bằng điện giải để huyết áp trong cơ thể ổn định.
Có nhiều nguyên nhân khiến chức năng lọc máu của thận suy giảm. Các chất độc hại không được đào thải ra ngoài cơ thể, từ đó gây ra bệnh suy thận. Đây là tình trạng tương đối nguy hiểm. Khi mắc bệnh, khả năng lọc máu của thận giảm dần về không. Người bệnh có thể 𝓀bị rối loạn điện giải, tăng huyết áp hay thiếu máu mạn tính. Khi bệnh tiến triển nặng, người bệnh có thể được bác sĩ chỉ định phương pháp lọc máu nhân tạo hay cấy ghép thận mới để duy trì sự sống.
Bệnh suy thận thường diễn biến âm thầm, rất khó phát hiện triệu chứng ở giai đoạn đầu. Thai 🍸phụ có giá trị creatinin trên 124 μmol (định lượng đánh giá chức năng lọc của thận, bình thường là 44-97 μmol/l) có nguy cơ suy giảm chức năng thận nhanh, dẫn đến kết quả là thai kỳ kém.
Bác sĩ xem xét tình trạng thai phụ suy thận nhằm giảm tác động bất lợi của chức năng thận đến người mẹ và thai nhi. Trong một số trường hợp bác sĩ tư vấn sinh chủ động trước khi thai đủ tháng, thường là sau💃 32 tuần.
Phần lớn người mắc bệnh thận khi mang thai bị rối loạn chức năng thận nhẹ. Một số biến chứng thường gặp ✅của như lượng nước tiểu giảm đột ngột, rất ít, thậm chí không tiểu được. Triệu chứng toàn thân (đau thắt lưng, khó thở, uể oải, có thể kèm co giật); ꧋nhiễm độc thai nghén (tăng huyết áp, phù nề tay chân); viêm cầu thận gây đau lưng, viêm bàng quang kèm sốt, lạnh run người... cũng là những biến chứng của bệnh.
Bạn nên đưa vợ đến khám ở cơ sở y tế uy tín, có chuyên khoa Thận học, Tiết niệu để được chẩn đoá൲n và có phương án điều trị phù hợp, đảm bảo sức khỏe của mẹ và bé.
TTƯT. BS.CKII Tạ Phương Dung
Phó giám đốc Trung tâm Tiết niệu - Thận học - Nam khoa
Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM
Độc giả có thắc mắc về bệnh thận, gửi câu hỏi tại đây |