PGS.TS.BS Nguyễn Thị Quỳnh Hương, Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội cho biết, suy thận không chỉ là bệnh lý ở người lớn tuổi, căn bệnh này có thể xảy ra ở mọi lứa🧔 tuổi, bao gồm trẻ em.
Suy thận ở trẻ em là tình trạng trẻ bị suy giảm chức năng thận. Thận mất đi khả năng thải độc và lọc máu nên các chất độc hại có 🎃thể ứ đọng lại trong cơ thể như creatinin, ure, natri, kali... Các chất độc hại ứ đọng lâu dài có khả năng gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm khác.
Suy thận ở trẻ em được chia làm hai dạng. Suy thận cấp tính là tình trạng có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, bao gồm trẻ sơ sinh. Nguyên nhân gây bệnh thường do dị tật bẩm sinh. S♏uy thận mạn tính thường xuất hiện ở trẻ 8-10 tuổi. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do hội chứng thận hư kháng thuốc, viêm cầu thận cấp, bệnh cầu thận hay viêm thận lupus mà không được điều trị kịp thời.
Các triệu chứng cảnh báo
Theo bác sĩ Quỳnh Hương🤡, suy thận thường không có triệu chứng rõ rệt. Người nhà sẽ không biết hoặc không lưu ý để theo dõi sức khỏe của trẻ. Vì thế, phần lớn trường hợp nhập viện thường ở giai đoạn cuối. Ba mẹ cần chú ý nếu nhận thấy những dấu hiệu bệnh dưới đây cần đưa con đến ngay cơ sở y tế để có biện pháp can thiệp kịp thời.
Phù nề: Trẻ có dấu hiệu sưng phù ở mắt sau khi ngủ dậy, tiếp đến là ༺sưng toàn bộ cơ thể như tay, chân, bụng, lưng... Người nhà thường lầm tưởng rằng trẻ bị dị ứng với thức ăn hoặc do côn trùng cắn nên tự mua thuốc chữa trị. Bác sĩ Hương cảnh báo, điều này vô cùng nguy hiểm vì ẩn꧑ chứa nhiều nguy cơ gây biến chứng khó lường. Khi lượng ure trong máu tăng cao đột ngột (vượt nồng độ 20-30 mmol/l), tình trạng phù nề sẽ diễn ra rất nhanh.
Tiểu tiện bất thường hoặc tiểu quá nhiều: Trẻ nhỏ bị suy thận s🍷ẽ có triệu chứng như tiểu ít, tiểu khó, tiểu buốt, tiểu nhiều về đêm... ♑Nước tiểu của bé thường có màu đỏ do lẫn với máu, màu đục. Khi tình trạng này kéo dài, trẻ có thể bị bí tiểu, không tiểu được.
Tiểu nhiều lần về đêm là dấu hiệ▨u suy thận thường gặp nhất. Dù lượng nước tiểu rất ít nhưng trẻ vẫn thường xuyên đi tiểu nhiều trong đêm. Khi đó, chức năng của thận không đảm bảo cho nhu cầu cơ thể, khiến trẻ bị đái dắt với lượng nước ít. Đi tiểu thường xuyên trong đêm còn làm trẻ bị mất ngủ, khó đi vào giấc ngủ sâu, dễ khiến cơ thể bị suy nhược.
Chân tay bủn rủn: Khi bị suy thận, trẻ thường bị run tay chân 🅠nhiều, khó kiểm soát và kèm theo những triệ⭕u chứng như uể oải, mệt mỏi, chóng mặt, hoa mắt, buồn nôn... Nếu người nhà không phát hiện sớm và xử lý kịp thời, trẻ có nguy cơ bị đe dọa tính mạng.
Hơi thở yếu, thở có mùi: Khi lượng oxy không đủ cung cấp cho cơ thể, trẻ thường xuyên bị thở khò khè. Hơi thở yếu gây ảnh hưởng tới sức khỏe, làm bé bị chóng mặt, thở dốc, tức ngực... Đôi khi, trong lúc ngủ, trẻ sẽ bị khó thở. Ngoài ra, hơi thở của bé cũng sẽ có mùi khó chịu. Tro🦂ng giai đoạn đầu của bệnh suy thận, cơ thể của trẻ không thải được chất độc nên bị tích tụ, gây ra mùi khó chịu cho hơi thở.
Chán ăn, ăn không ngon: Khi bị suy thận, trẻ thường cảm thấy chán ăn, không còn hứng thú đối với việc ăn uống. Trẻ thường bị ngán với các món thịt. Cơ thể trẻ thường xuyên mệt mỏi, chỉ muốn nằm yên một chỗꦅ. Người nhà ಌcho ăn món gì cũng khiến trẻ dễ bị nôn, luôn trong tình trạng buồn nôn, đặc biệt là khi ngửi mùi thức ăn.
Nhức đầu: Các cơn đau đầu, chóng mặt đột ngột, âm ỉ khi bị suy thận làm trẻ cảm thấy mệt mỏi, uể oải. Bệnh suy thận làm thể tích máu tăng, dẫn tới tình trạng quá tải tuần hoàn khiến gan t♓o, phù phổi, gây đau nhức đầu. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng tới sinh hoạt hàng ngày của trẻ.
"Bệnh suy thận khi không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, trẻ có thể phải đối mặt với những biến chứng như: chân tay sưng phù do cơ thể giữ nước; dễ mắc phải những bệnh lý tim mạch như viêm màng tim, suy tim...; thiếu máu, chức năng lọc máu kém, hàm lượng kali trong máu tăng cao có khả năng dẫn tới tử vong. Mặt khác, tình trạng xương bị yếu hơn bình thường, dễ dẫn tới gãy xương. Bệnh cũng ảnh hưởng tới khả năng tập trung của trẻ do hệ thần kinh trung ương bị tổn thương. Trẻ rất dễ💃 mắc những bệnh lý khác do hệ miễn dịch suy giảm, thậm chí tử vong, bác sĩ Quỳnh Hương cảnh báo.
Nguyên nhân gây suy thận ở trẻ
Bác sĩ Quỳnh Hương nhận định, có nhiều nguyên nhân dẫn đến suy thậꦑn ở trẻ. Khi mang thai, nếu ngườ⛎i mẹ bị suy thận cấp sẽ khiến tế bào gây bệnh tấn công thai nhi, gây ra bệnh thận ở trẻ. Ngoài ra, những dị tật bẩm sinh như thận đôi, thận đa nang, bất sản thận... cũng khiến trẻ sơ sinh bị suy thận.
Trẻ cóไ hệ miễn dịch kém dễ mắc phải những triệu chứng như tiêu chảy cấp,🅰 rối loạn tiểu, khiến cơ thể bị mất nước. Tình trạng này có thể dẫn tới thể tích tuần hoàn trong cơ thể của trẻ bị suy giảm đột ngột, dẫn tới nguy cơ suy thận ở trẻ em.
Những bệnh lý thận như viêm cầu thận, nhiễm độc thận, hoại tử ống thận... sẽ kéo theo 🌼sự suy giảm nghiêm trọng chức năng bài tiết của thận. Khi bị tổn thương thận, những bệnh lý này hoàn toàn có khả năng biến chứng, gây ra tình trạng suy thận cấp ở trẻ.
Bên cạnh đó, những loại vi trùng, ký sinh trùng cũng là nguyên nhân gây bệnh suy thận ở trẻ. Khi vi trùng tấn công cơ thể, gan và thận là n💃hững bộ phận có chức năng đào thải độc tố sẽ bị tác động 🍌nặng nề nhất, gây ra tình trạng suy thận ở trẻ.
Ngoài ra, trẻ em khi mắc những bệnh lý về huyết áp và tim mạch rất dễ mắc phải bệnh suy thận vì sử dụng thuốc 🅠thường xuyên trong quá trình điều trị. Thuốc thường có tác dụng phụ không tốt cho chức năng bài t♛iết của thận. Vì thế, việc dùng thuốc trong thời gian dài dễ dẫn tới tình trạng suy thận cấp.
Cách phòng ngừa và dinh dưỡng cho trẻ bị suy thận
Theo bác sĩ Quỳnh Hương, trẻ bị suy thận mạn tính thường rất dễ bị suy dinh dưỡng do ăn không đủ (chán ăn, buồn nôn...), rối loạn chuyển hóa (hạn chế protein quá mức), rối loạn hormone, nhiễm độc chất🐻 thải... Do đó, người nhà cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng của trẻ. "Nguồn dinh dưỡng trẻ bổ sung mỗi ngày sẽ quyết định hiệu quả điều trị bệnh", bác sĩ Hương ꦓnói.
Về chất đạm, trẻ mắc bệnh suy thận cần bổ sung đủ lượng protein, đảm bảo cho quá trình phát triển. Tuy nhiên, bố mẹ chỉ nên bổ sung vừa đủ cho trẻ, tránh tình trạng dư thừa protein làm tăng gánh nặng cho thận, suy giảm chức năng thận nhanh hơn. Đối với trẻ chạy thận nhân tạo, nhu cầu protein sẽ tăng lên do quá trình lọc máu đã loại bỏ một phần protein từ máu của 🧔trẻ. Những loại thực phẩm giàu protein gồm trứng, phô mai, sữa, gà, cá, các loại đậu...
Nồng độ kali trong máu của trẻ bị suy thận cần được giữ ở mức bình thường. Vì sự thay đổi nồng độ kali trong máu có khả năng gây ra những vấn đề nguy hiểm cho tim mạch, cơ bắp, thജậm chí là nguy cơ tử vong. Người nhà tránh bổ sung cho trẻ những loại trái cây, rau quả giàu kali như chuối, rau dền... Thay vào đó, trẻ cần được ăn các thực phẩm chứa lượng kali thấp như táo, dâu, việt quất, mâm xôi, thơm, súp lơ, bắp cải, khoai tây, rau chân vịt...
Trẻ mắc bệnh suy thận cần kiểm soát tốt mức độ photpho trong máu. Vì lượng photpho trong máu tăng cao sẽ làm giảm canxi từ xương, khiến xương giòn, dễ gãy. Lượng photpho trong máu cao còn có thể gây ra t🦄ình trạng khô ngứa da và đỏ mắt. Các loại thực phẩm chứa ít photpho trẻ nên bổ sung như đậu xanh, bắp rang, lòng trắng trứng...
Bố mẹ cũng cần kiꦡểm soát lượng nước hàng ngày của trẻ. Trong giai đoạn sớm của suy thận mạn, thận sẽ bị suy giảm chức năng, dẫn tới lượng nước tiểu quá nhiều hoặc quá ít, gây ra tình trạng sưng phù hoặc mất nước. Khi bệnh tiến triển, trẻ sẽ cần hạn chế lượng nước uống mỗi ngày.
Bác sĩ Quỳnh Hương cho biết, trẻ có khả năng bị suy thận bẩm sinh từ khi còn trong bụng mẹ. Vì thế, trong thai kỳ, thai phụ cần thường xuyên khám t💝hai để phát hiện sớm những dị tật bẩm sinh cũng như bệnh suy thận ở trẻ.
Phụ huynh nên giảm lượng muối trong khẩu phần ăn của trẻ. Người nhà𝔉 nên cho trẻ bổ sung các loại thực phẩm ít chất béo, ăn nhiều rau củ quả,♔ uống đủ nước mỗi ngày kết hợp vận động phù hợp.
Mặt khác, thường xuyên đưa trẻ đi khám sức khỏe ღđịnh kỳ (6 tháng/lần) để sớm phát hiện bệnh và có phương pháp điều trị kịp thời. Khi trẻ bị bệnh, người nhà không tự ý mua thuốc theo triệu chứng, tránh cho trẻ uống thuốc bừa bãi. Điều này sẽ gây ảnh hưởng lớn tới chức năng thải độc của thận.
Trúc Anh